Phát huy cao nhất nguồn lực trí tuệ của các nhà khoa học, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

(Chinhphu.vn) – Gặp mặt và làm việc với các nhà khoa học trong lĩnh vực y học, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự trân trọng những nỗ lực, đóng góp, hy sinh của các nhà khoa học với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân nói riêng và sự nghiệp cách mạng nói chung. Thấu hiểu nỗi vất vả, những nỗ lực của các nhà khoa học, Chính phủ sẽ tiếp tục có những cơ chế, chính sách, nguồn lực, tạo môi trường, điều kiện tốt nhất cho đội ngũ các nhà khoa học, các y bác sĩ yên tâm công tác, cống hiến, tất cả vì sức khỏe, tính mạng và hạnh phúc của nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp mặt và làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 1/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp, làm việc với hơn 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu ngành y dược học; đại diện các hội đồng khoa học và cơ quan quản lý khoa học ngành y tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự cuộc làm việc tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng đại biểu tới dự buổi gặp mặt, làm việc rất ý nghĩa trong không khí hào hùng của những ngày tháng lịch sử kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến các nhà khoa học trong tất cả quyết định liên quan tới sự nghiệp y tế nói chung và trong phòng chống dịch nói riêng, trong đó có dịch COVID-19. Thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có các cuộc làm việc, gặp mặt, trao đổi để lắng nghe ý kiến từ các thầy cô, các nhà khoa học ngành y bằng nhiều hình thức khác nhau. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý của các nhà khoa học, có thêm thông tin, cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định, giải pháp phù hợp với diễn biến tình hình thực tế. Trong gần 2 năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, phức tạp, công cuộc phòng chống dịch chưa có tiền lệ, các giải pháp về y tế chủ yếu phải dựa vào trí tuệ đội ngũ các nhà khoa học ngành y tế.

Thủ tướng nêu rõ, cuộc gặp mặt, làm việc hôm nay để bày tỏ sự tri ân, sự trân trọng và tiếp tục lắng nghe các ý kiến từ các nhà khoa học về công tác phòng chống dịch bệnh.

Tại cuộc làm việc, các nhà khoa học cho rằng, cần hết sức bình tĩnh, không nóng vội trong công tác phòng chống dịch. Các nhà khoa học đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế đã luôn lắng nghe các ý kiến, điều chỉnh các chiến lược, giải pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình. Chính phủ, Thủ tướng luôn bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Thông điệp về 5K, vaccine, thuốc, công nghệ cùng bốn sớm (phát hiện sớm, xét nghiệm sớm, cách ly sớm và điều trị sớm) và nhiều giải pháp phòng chống dịch khác đã được đúc rút, tổng kết từ thực tiễn để áp dụng vào cuộc sống, chứng tỏ được hiệu quả.

Việc thay đổi chiến lược điều trị, lấy xã, phường, thị trấn làm “pháo đài” trong bối cảnh số ca mắc tăng cao đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong những ngày qua. Theo PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, kiêm Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 tại Đồng Nai, việc triển khai các trung tâm hồi sức tích cực là hết sức cần thiết nhưng không đủ. Để giảm tử vong, phải thực hiện tổng hòa các giải pháp. Việc tập trung nguồn lực vào các tầng điều trị tầng 1, tầng 2, trong đó có các trạm y tế ngay tại xã phường, là hoàn toàn đúng đắn. Việc thiết lập hệ thống điều trị 3 tầng đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong điều trị, giảm tử vong cho bệnh nhân.

Chúng ta cũng đã huy động cao độ tinh thần đoàn kết, nỗ lực, cố gắng vượt khó, hy sinh… của các lực lượng, của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân… trong công tác phòng chống dịch, nhất là lực lượng ở tuyến đầu. Cả nước đã huy động hơn 17.000 nhân lực ngành y, chưa kể lực lượng quân y, chi viện cho các tỉnh, thành phố miền Nam với quyết tâm cao nhất.

Thủ tướng tặng quà lưu niệm cho các nhà khoa học tại buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhiều đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quyết liệt trong triển khai chiến lược vaccine, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. GS Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y, bày tỏ hết sức tâm đắc với quan điểm của Thủ tướng là phải thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất tiêm cho nhân dân.

GS.TS Trương Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học; PGS.TS. Lê Văn Truyền, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế, đều khẳng định các hội đồng sẽ làm việc hết sức trách nhiệm, làm việc khẩn trương nhất có thể, họp bất kỳ lúc nào cần để thực hiện các quy trình xem xét, đánh giá các ứng viên vaccine theo đúng quy định, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Các đại biểu cũng nêu nhiều kiến nghị liên quan tới chiến lược phòng chống dịch; tăng cường các trung tâm hồi sức cấp cứu tại các địa phương; lưu ý công tác chăm sóc bệnh nhân của các bệnh khác; giao nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi; huy động nền công nghiệp dược trong nước để sản xuất thuốc điều trị COVID-19, kết hợp Đông y và Tây y trong điều trị; tăng cường đầu tư cho phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm cả về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất; quan tâm chế độ, chính sách cho đội ngũ phòng chống dịch nói chung và các y bác sĩ, nhà khoa học nói riêng…

Làm rạng rỡ nền y học nước nhà với nhiều thành tựu quan trọng

Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng cho biết ông hết sức tâm đắc, trân trọng các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc rất tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng, hàm lượng khoa học cao, xuất phát từ thực tiễn, tích lũy từ nhiều năm kinh nghiệm của các nhà khoa học.

Thủ tướng nêu rõ, các biện pháp giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách tại một số địa phương đang gây nhiều khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần đối với Nhân dân. Chính phủ hiểu, chia sẻ với những khó khăn, phiền toái của nhân dân. Nhân dân đang mong chờ từng ngày để dịch bệnh qua đi và để thực hiện được điều đó, chúng ta phải đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh bằng tổng hòa các giải pháp hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan, tìm cách để thích ứng và an toàn trong mọi diễn biến của dịch. Chúng ta không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được vì khó khăn cho Nhân dân và nền kinh tế là rất lớn. Việc ứng dụng khoa học y khoa trong phòng chống dịch là chìa khóa cốt lõi của thành công, để chiến thắng dịch bệnh.

Từ các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh 2 nội dung. Thứ nhất là sự đóng góp của các nhà khoa học ngành y tế đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân nói riêng, sự nghiệp cách mạng nói chung. Thứ hai là đóng góp của các nhà khoa học cho những nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ở nước ta và các giải pháp tiếp theo.

Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cùng Nhân dân rất hiểu, trân trọng, tự hào khi các đồng chí đã lựa chọn lĩnh vực khoa học y khoa làm mục tiêu theo đuổi. Làm khoa học đồng nghĩa với sự cống hiến, hy sinh, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình để phát hiện ra bệnh tật.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển ngành y tế và lĩnh vực khoa học công nghệ. Các chuyên gia, nhà khoa học là trung tâm của hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong điều kiện khó khăn của đất nước, ngành y tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáng tự hào. Khoa học ngành y đã có đóng góp rất lớn cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà khoa học. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhắc tới số lượng các bài báo/công trình khoa học công bố quốc tế của ngành y tế gia tăng hằng năm và tăng mạnh trong vòng 5 năm qua; nhiều nhà khoa học y tế được vinh danh tại các giải thưởng uy tín của quốc tế. Việt Nam cũng làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong chẩn đoán, điều trị; ứng dụng và làm chủ công nghệ tiên tiến trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh. Chúng ta cũng sản xuất, bảo đảm được 11/12 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng. Năm 2003, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS…

Những năm qua, hoạt động khoa học công nghệ của ngành y đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong giải quyết những vấn đề thiết thực, cấp bách về y tế và y dược, vươn lên vị trí ngang hàng với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực đạt tầm thế giới. Đã có rất nhiều nhà khoa học xuất sắc, nhiều tấm gương lao động sáng tạo, hy sinh quên mình vì sự nghiệp y học và cống hiến cho nước nhà được thế giới đánh giá cao như tìm ra phương pháp điều trị sốt rét, mổ tim, ghép tạng, thu thai nhân tạo, mổ nội soi tuyến giáp…

“Có thể khẳng định, truyền thống, ý chí, khát vọng cống hiến cho đất nước, cho Nhân dân và trí tuệ của con người Việt Nam đã được tỏa sáng trong ngành y. Sự cố gắng của các đồng chí đã làm cho nền y học nước nhà rạng rỡ với nhiều dấu ấn quan trọng đối với thế giới nói chung và trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 nói riêng. Tinh thần tự lực tự cường của ngành y tế là rất đáng tự hào”, Thủ tướng cho biết.

Trụ cột khoa học công nghệ trong phòng chống dịch

Thủ tướng trao đổi với một số nhà khoa học. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta trong gần 2 năm qua. Nhân tố cốt lõi để chúng ta đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh có thể khái quát hóa 3 trụ cột chính: Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của Nhân dân; ứng dụng các biện pháp khoa học chống dịch, dự phòng bằng vaccine và các biện pháp chữa trị cùng với thuốc.

“Tôi muốn ví von công cuộc chống dịch của chúng ta giống như việc xây một ngôi nhà. Để xây được ngôi nhà vững chắc, chúng ta không thể thiếu những cây cột vững chãi, đó chính là ứng dụng khoa học trong chống dịch”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Phân tích cụ thể hơn, Thủ tướng chỉ rõ, đó là những đóng góp về biện pháp khoa học chống dịch; đóng góp về nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh; nghiên cứu, xây dựng phác đồ, biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và tổ chức chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở các cấp độ khác nhau, giảm tỉ lệ ca tử vong.

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 gần 2 năm nay, các nhà khoa học, chuyên gia ngành y tế đã hết sức tâm huyết, trách nhiệm, đầu tư thời gian, trí tuệ để nghiên cứu, thử nghiệm và đã đạt nhiều kết quả hết sức quan trọng trong công tác phòng, chống dịch, được thế giới đánh giá cao. Việt Nam nằm trong nhóm bốn quốc gia đầu tiên trên thế giới nuôi cấy và phân lập thành công loại virus nCoV; phát triển thành công các bộ kít chẩn đoán SARS-CoV-2; thử nghiệm lâm sàng, thí điểm sử dụng thuốc kháng virus để điều trị COVID-19. Đặc biệt, công tác thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 đang được khẩn trương triển khai và có những tiến triển tích cực, khả quan.

“Đây là những thành tựu rất đáng tự hào của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của ngành y tế Việt Nam, trong đó có sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia y tế trên cả nước. Đây không chỉ là tài năng, trí tuệ của các nhà khoa học Việt Nam, mà còn là của nền khoa học Việt Nam tiệm cận những giá trị khoa học thế giới”, Thủ tướng nói.

GS. Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y, phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, biến đổi khôn lường và có thể còn kéo dài. Trong cuộc chiến không tiếng súng, cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình, hết sức nguy hiểm và đầy cam go, bên cạnh lực lượng tuyến đầu, không quản hiểm nguy, gian lao, xông pha ra trận đang ngày đêm chiến đấu ngay tại các tâm dịch, chúng ta cũng có lực lượng “tiền phương” là những nhà khoa học, chuyên gia ngành y tế thầm lặng ngày đêm nghiên cứu, thử nghiệm để sớm tìm ra những phương thuốc chữa trị, những loại vaccine hiệu quả, những phương pháp phù hợp và họ cũng phải đối mặt với những hiểm nguy không kém.

“Tất cả những cống hiến đó, hy sinh đó, vất vả đó để thực hiện sứ mệnh là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; góp phần sớm đưa cuộc sống của Nhân dân trở lại trạng thái bình thường. Nhân sự kiện hôm nay, một lần nữa tôi bày tỏ sự trân trọng, biểu dương và đánh giá rất cao những đóng góp, hy sinh, nỗ lực hết mình của tất cả đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học và lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm quên mình chống dịch”, Thủ tướng chia sẻ.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân là trên hết, trước hết, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các biện pháp, trong đó giãn cách xã hội là quyết định; thần tốc xét nghiệm, phát hiện sớm theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên diện rộng là then chốt; điều trị giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu; bảo đảm an sinh xã hội là trọng yếu; vaccine, thuốc điều trị là chiến lược; sử dụng công nghệ là cần thiết; bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng; thông tin, hướng dẫn đến tận người dân kịp thời, chính xác là rất cần thiết.

Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc của nhân dân, trong số các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16, có 6 tỉnh đã kiềm chế, ngăn chặn và đẩy lùi được dịch bệnh; 13 tỉnh, thành phố đã thực hiện được một số tiêu chí kiểm soát dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Những ca tử vong đã giảm trong mấy ngày vừa qua. Tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương, số ca mắc mới vẫn ghi nhận ở mức cao do đang tăng cường thực hiện xét nghiệm trên diện rộng, nhưng số ca tử vong đang từng bước được kiểm soát.

Phát triển nền y học Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới

Thủ tướng nêu rõ: Để chiến thắng dịch COVID-19 nói riêng và dịch bệnh nói chung, hơn lúc nào hết, Chính phủ cần sự cố gắng nhiều hơn nữa, nhiệt huyết hơn nữa của đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học để phát triển nền y học Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Trong đó phải xác định rõ nền y học của chúng ta là nền y học khoa học, dân tộc, đại chúng, vì nhân dân phục vụ; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y kết hợp với dân y hài hòa, hợp lý, y tế trong nước kết hợp với y tế ngoài nước.

Thủ tướng mong muốn mỗi cá nhân, tập thể các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế trong và ngoài nước, phát huy truyền thống lâu đời và với kinh nghiệm, sự tâm huyết, trách nhiệm, tiếp tục chung sức, đồng lòng, bằng những hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho Nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng khẳng định, thấu hiểu nỗi vất vả và nỗ lực của các nhà khoa học, Chính phủ sẽ có những cơ chế, chính sách, nguồn lực, tạo môi trường, điều kiện tốt nhất cho đội ngũ các nhà khoa học, các y bác sĩ yên tâm công tác, cống hiến. “Tất cả các ý kiến liên quan tới COVID-19 gửi tới Thủ tướng, Thủ tướng sẽ xử lý, gửi tới các cơ quan có trách nhiệm ngay trong ngày”, Thủ tướng nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với bối cảnh mới và dự báo diễn biến tiếp theo của dịch bệnh, Thủ tướng đề nghị tiếp tục huy động lực lượng chuyên gia, nhà khoa học trong triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ khác trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Cùng với đó, nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh, điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tổng kết kinh nghiệm, đúc rút những bài học, từ đó phổ biến, nhân rộng những phác đồ điều trị hiệu quả. Mục tiêu đặt ra là phải giảm thiểu số lượng bệnh nhân tử vong.

Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sinh phẩm, thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch. Đặc biệt quan tâm công tác nghiên cứu, phát triển và đẩy nhanh thử nghiệm vaccine. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã xác định quan điểm “sống chung”, thích ứng với dịch bệnh; do đó, vaccine và thuốc điều trị là chiến lược lâu dài, là công cụ quyết định.

Nghiên cứu, kết hợp hiệu quả giữa Đông y và Tây y trong phòng, chống dịch, nhất là trong công tác điều trị và phát triển các loại dược liệu. Phát huy hơn nữa sự kết hợp giữa quân y với dân y. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là các nền tảng khám, chữa bệnh từ xa hiện có.

Trước tình hình khan hiếm vaccine và thuốc chữa COVID-19 hiện nay, Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia tận dụng tối đa sự liên kết với mạng lưới các nhà khoa học, các tổ chức khoa học trên thế giới để tìm kiếm các nguồn cung vaccine và thuốc cho Việt Nam; hướng dẫn khám chữa bệnh COVID-19 cho Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thủ tướng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học phát huy hơn nữa vai trò và uy tín của mình trong hỗ trợ công tác thông tin, truyền thông để phổ biến rộng rãi, giải thích rõ ràng với Nhân dân về khía cạnh, góc nhìn khoa học của những biện pháp phòng chống dịch. “Làm sao để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ, hưởng ứng, dân đồng hành và cùng làm”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

“Tôi tin tưởng rằng các nhà khoa học ngành y sẽ tiếp tục truyền thống của thế hệ đi trước với trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng cống hiến để thắp sáng ngọn đuốc tìm tòi, khám phá, sáng tạo, phát minh vì sức khỏe của cộng đồng, vì sự phát triển của đất nước. Nhân dân luôn biết ơn và dành tình cảm đặc biệt cho các thầy cô, các nhà khoa học, các nhà quản lý ngành y – những người thầy mặc blue trắng vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là động lực vô cùng to lớn để các đồng chí quyết tâm rồi sẽ quyết tâm hơn nữa, cống hiến rồi sẽ cống hiến hơn nữa vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của Nhân dân và xa hơn nữa là đóng góp cho đất nước, cho nhân loại”, Thủ tướng nói.

Về các kiến nghị, đề xuất tại cuộc làm việc, Thủ tướng trực tiếp giải đáp một số nội dung, đồng thời giao các cơ quan liên quan tiếp thu, giải quyết theo thẩm quyền để bổ sung các cơ chế, chính sách, biện pháp, cách tổ chức thực hiện trước mắt và lâu dài.

“Những gì đã làm tốt thì cố gắng làm tốt hơn, những gì chưa tốt thì kịp thời phát hiện, điều chỉnh. Càng khó khăn, phức tạp, càng nhạy cảm thì càng phải bình tĩnh, đoàn kết, giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, cầu thị, khiêm tốn,  chú ý lắng nghe tiếp thu ý kiến còn khác nhau, kể cả ý kiến phản biện, có giải pháp phù hợp, khi đã thống nhất thì tổ chức thực hiện thật hiệu quả, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, làm tốt hơn nữa mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, Thủ tướng nêu rõ.

Anh công nhân trong vụ ‘bánh mì không phải thực phẩm’ lại bị lập biên bản

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

TTO – Tối 1-9, bà Nguyễn Thị Hà – chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa – cho biết vừa lập biên bản anh Trần Văn Em – người được xem là “nạn nhân” trong vụ “bánh mì không phải thực phẩm”, vì ra đường không có lý do chính đáng.

Cán bộ UBND phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang trao đổi với anh Trần Văn Em, sau khi bị lập biên bản và tạm giữ phương tiện – Video của cán bộ  phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang

Theo bà Hà, vào 12h trưa 1-9, chốt kiểm soát dịch của phường Vĩnh Hòa phát hiện anh Trần Văn Em đi từ hướng công trường dự án Vega City đến đường Điện Biên Phủ nên ra tín hiệu kiểm tra giấy tờ.

Trong quá trình kiểm tra, anh Trần Văn Em không xuất trình được giấy đi đường, giấy xét nghiệm COVID-19 nên tổ công tác của phường Vĩnh Hòa đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện vi phạm.

“Trước đó, anh này đã trốn khỏi chốt dự án Vega City đi ra ngoài, mà dự án Vega City đang là vùng đỏ, phía doanh nghiệp cho công nhân thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”. Sau khi kiểm tra, anh Em đã khóa cổ xe máy, có hành vi chửi bới tổ kiểm tra… Vì vậy phía tổ kiểm tra đã dùng xe ba gác đưa xe máy và người về phường để lập biên bản. Lúc này, anh Em đã dùng đá ném vào trụ sở UBND phường” – bà Hà nói.

Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với anh Trần Văn Em để tìm hiểu thêm về vấn đề này. Tuy nhiên, anh Em không trả lời điện thoại.  

Trước đó vào cuối tháng 7-2021, anh Trần Văn Em được cho là “nạn nhân” khi bị ông Trần Lê Hữu Thọ, lúc đó là phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, lập biên bản xử phạt do ra đường mua bánh mì vì cho rằng “bánh mì không phải thực phẩm”. Sau đó, ông Thọ đã bị kỷ luật cảnh cáo trước khi làm đơn xin nghỉ việc vì lý do cá nhân.

Anh Em sau đó cũng đã được phía chủ đầu tư tại dự án Vega City nhận vào làm việc từ cuối tháng 7 cho đến nay.

MINH CHIẾN

Hơn 20,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

Trong ngày 31/8/2021 có 230.415 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 20.210.381 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.483.818 liều, tiêm mũi 2 là 2.726.563 liều.

TTXVN/Báo Tin tức

Clip: Một gia đình liên tục ‘kêu cứu’, cán bộ đến kiểm tra thì phát hiện trong nhà… không thiếu thứ gì

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

Trước đó, gia đình này liên tục gọi lên đường dây nóng kêu cứu, xin hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người lớn và sữa cho em bé. Tuy nhiên, khi cán bộ địa phương xuống kiểm tra đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Mới đây, trên MXH đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh cán bộ địa phương ghé thăm, đồng thời xem xét gia cảnh của một hộ dân để tiến hành hỗ trợ.

Được biết, trước đó, gia đình này liên tục gọi lên đường dây nóng kêu cứu, xin hỗ trợ lương thực cho người lớn và sữa cho em bé. Tuy nhiên, khi cán bộ địa phương xuống kiểm tra đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Theo đoạn clip ghi lại, hộ dân này có 4 người, gồm 2 vợ chồng và 2 con nhỏ. Vừa bước vào nhà, tổ công tác đã nhìn thấy ngay căn nhà khá khang trang, rộng rãi, sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi.

Qua thăm hỏi, người vợ cho biết chị đang nuôi con nhỏ nên lâu nay không đi làm, còn chồng chị làm công ty nhưng do dịch bệnh nên bấy lâu cũng thất nghiệp. Căn nhà này là của vợ chồng chị xây cách đây 5 năm, có hộ khẩu thường trú 4 năm.

Dù gia đình kêu cứu, liên tục xin thực phẩm và sữa cho em bé nhưng khi tổ công tác kiểm tra thì phát hiện phòng bếp đựng rất nhiều thực phẩm, cả sữa cho con nhỏ cũng không thiếu, hẳn 2 thùng nguyên và nhiều lốc sữa lẻ.

Bao gạo lớn để trong hộc tủ bếp

Rất nhiều sữa có sẵn trong nhà

Trong tủ lạnh có chứa rất nhiều đồ, được chia thành nhiều hộp và túi nhỏ đựng đầy tủ lạnh, thậm chí còn có cả bia ướp lạnh.

Tủ lạnh chứa đầy đồ ăn, còn có cả bia dự trữ

Qua trao đổi, tổ công tác còn được biết, gia đình người phụ nữ này vẫn đi chợ 1 lần/tuần. Chưa kể tổ dân phố vẫn phát rau, gạo hỗ trợ; ngoài ra bên giáo xứ còn hỗ trợ thêm khi thì gạo, khi thì trái cây, rau…

Tình hình thực tế đã khá rõ, gia đình người phụ nữ này không thiếu thốn và khó khăn đến mức phải cầu cứu liên tục, tuy vậy, nữ cán bộ vẫn rất nhã nhặn hỏi lại: “Nãy chị nói muốn xin sữa cho bé là sữa gì ạ? Nhà mình còn thiếu đồ ăn gì không anh?”.

Lúc này, vợ chồng người phụ nữ tỏ vẻ ngượng ngùng nhưng vẫn bày tỏ muốn xin thêm 1 thùng (loại đắt): “Dạ, muốn xin cho bé, xin thêm sữa cho bé”.

Ngay sau khi đoạn clip xuất hiện ngay lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của CĐM. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước cách hành xử của cặp vợ chồng này. Có thể thấy, dù chồng chị này thất nghiệp, chị nuôi con nhỏ nhưng qua kiểm tra thì gia cảnh không đến nỗi quá cơ cực hay thiếu thốn, tuy nhiên, chị vẫn liên tục cầu cứu sự hỗ trợ. Trong khi đó, giữa lúc tình hình dịch bệnh khó khăn, ngoài kia vẫn còn vô số những hoàn cảnh vất vả cần được hỗ trợ hơn.

Chờ xem!

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

Facebooker Phandinh Sanght

Chiều hôm qua 31-8, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã đi thị sát, kiểm tra thực tế tình hình và công tác phòng, chống dịch Covid -19 tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân – một điểm nóng của Hà Nội về dịch Covid -19- với hơn 300 người bị nhiễm

Tại nơi này thủ tường thấy phòng trực vắng hoe, không có ai là lãnh đạo trực tiếp, chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác chống dịch.

Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng
Ông Nguyễn Việt Hà làm Bí thư Quận ủy Thanh Xuân – Khoa học và đời sống

Khi thủ tướng hỏi, sau hơn 20 phút một cán bộ ở đây mới đưa ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch nhưng không có quy chế làm việc và phương án tác chiến.

Là vị tư lệnh tối cao trong công tác phông chống dịch bệnh, nếu như ông có quyết định ngay lúc đó, kỷ luật những người có trách nhiệm cao nhất trong địa phương này thì có thể có tác dụng cảnh tỉnh và làm tăng thêm ý thức và trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch, làm gương cho nhiều nơi khác.

Lãnh đạo Quận ủy Thanh Xuân tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng và Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu – nguyên Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân

Phê chuẩn ông Võ Đăng Dũng làm Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân ảnh 1

Nhân dân cần thủ tướng cần có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc trong vụ việc này.Bí thư thành phố Hà nội, ông Đinh Tiến Dũng từng tuyên bố là “bịt chặt không cho Covid lọt qua” và ông chủ tịch thành phố Hà nội là Chu Ngọc Anh từng cả nói cả cười là “nếu Hà nội mà bung, mà toang thì ông sẽ chịu trách nhiệm”.

Vậy trong sự này dư luận cũng đang trông chờ các ông sẽ chịu trách nhiệm ra sao và có thái đô, biện pháo xử lý những thuộc cấp của mình như thế nào? Dưới đây là danh sách những lãnh đạo chủ chốt của quận Thanh xuân và phường Thanh xuân Trung
Bí thư quận uỷ Nguyễn Việt Hà.
Chủ tịch quận Võ Đăng Dũng.
Bí thư phường Võ Xuân Hà.
Chủ tịch phường Nguyễn Hữu Thọ.

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT: 31/08/2021 với Nam Giang

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln


Covid-19 : Khủng hoảng dịch tễ tiêu tốn của Pháp hơn 240 tỷ euro

image.png

Bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Pháp Bruno Le Maire họp báo tại Bercy, trụ sở của bộ, Paris, Pháp, ngày 30/08/2021. REUTERS – SARAH MEYSSONNIER


Minh Anh


Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire ngày 30/08/2021 cho biết kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Pháp đã chi ra tổng cộng hơn 240 tỷ euro để chống chọi với khủng hoảng.

Cụ thể, nước Pháp đã dành 80 tỷ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và 160 tỷ cho các khoản vay do Nhà nước bảo đảm (PGE). Trước tình hình kinh tế khởi sắc trở lại, bộ trưởng Kinh Tế Pháp thông báo chấm dứt chương trình hỗ trợ bằng « bất cứ giá nào », vốn đã chiếm đến 9,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chuyển sang mô hình hỗ trợ theo « từng mục » cho các doanh nghiệp.

Theo AFP, sau cuộc họp với lãnh đạo các nghiệp đoàn của các ngành thương mại, du lịch và tổ chức các sự kiện, vốn dĩ bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh, ông Bruno Le Maire cho biết sẽ triển hạn thêm một tháng Quỹ Liên đới cho đến cuối tháng 09/2021, nhưng với những điều kiện mới nhằm tránh trường hợp « lạm dụng » sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trang mạng La Depeche cho biết Pháp chưa phải là quốc gia hào phóng nhất. Mức chi tiêu của Pháp chỉ ở mức trung bình so với các nước quốc gia châu Âu láng giềng. Cụ thể, Ý – quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của trận đại dịch – đã phải chi ra hơn 405,6 tỷ euro, trong đó có gần 183 tỷ dành cho các biện pháp khẩn cấp, và gần 223 tỷ euro cho kế hoạch phụ hồi kinh tế. Mức chi này tương ứng với 22,7% GDP của Ý.

Về phần Tây Ban Nha, nước này đã tiêu tốn hơn 172,1 tỷ euro kể từ khi dịch bệnh bùng phát, chiếm đến 13,8% GDP. Với mức chi hơn 240 tỷ, Pháp chỉ nhỉnh hơn Đức, với ngân sách dành cho đại dịch chiếm 8,3% của GDP.Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua “lãnh hải” Trung Quốc

image.png
Trung Quốc đòi độc chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông. Ảnh minh họa. AFP


Thụy My


Cuối tuần qua, Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 01/09/2021, tức là chỉ vài ngày sau khi thông báo, các tàu nước ngoài đi qua vùng biển được coi là « lãnh hải » của Trung Quốc phải khai báo các thông tin chi tiết.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, quy định mới của Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua « vùng lãnh hải » Trung Quốc. Ngoài ra, « các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc » cũng phải tuân thủ quy định này.

Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi. Tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo.

Trang The Interpreter của Lowy Institute có trụ sở tại Úc cho biết, việc dung hòa giữa vấn đề an toàn và tự do hàng hải đã được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo công ước này, các quốc gia ven biển không được ngăn trở tàu ngoại quốc đi qua vô hại trong lãnh hải của mình, trừ trường hợp đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các hoạt động vũ trang.

Vấn đề ở đây là khái niệm « lãnh hải » của Bắc Kinh. Theo điều 2 Luật Biển và vùng tiếp giáp của Trung Quốc ngày 25/02/1992, « vùng lãnh hải » là vùng nước tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc, mà lãnh thổ đó được cho là bao gồm cả Đài Loan và các nhóm đảo khác như Điếu Ngư, Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (tức Trường Sa). Có nghĩa là nằm trong « đường lưỡi bò » mà Bắc Kinh tự vẽ, bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông.

Một điểm nhập nhằng khác là chiến hạm các nước nhất là của Mỹ có thể bị diễn giải là « tàu gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc ».

Hiện chưa biết Trung Quốc tìm cách áp đặt quy định mới như thế nào, và cộng đồng quốc tế phản ứng ra sao. Nhưng nếu không bảo đảm quyền đi qua vô hại vốn được Hoa Kỳ rất coi trọng, Bắc Kinh có thể gây thêm căng thẳng tại Biển Đông.

Phát hiện mới về chủ quyền Hoàng Sa
Riêng về yêu sách chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, nhà nghiên cứu Bill Hayton của Anh hôm 26/08 đã công bố một phát hiện mới. Đó là bản dịch sang tiếng Anh một lá thư từ năm 1899 của Tổng lý Nha môn, tức bộ Ngoại Giao của triều đình Mãn Thanh, xác nhận Hoàng Sa nằm ở vùng khơi xa, có nghĩa là không thuộc về Trung Quốc.

Tư liệu mới này bổ sung cho nghiên cứu trước đây của bà Monique Chemillier-Gendreau trích từ văn khố Pháp, nêu vài trường hợp từ thế kỷ 19. Hai chiếc tàu Bellona của Đức và Imegi Maru của Nhật chở nguyên liệu đồng được các hãng Anh bảo hiểm, đi qua Hoàng Sa năm 1895-1896 bị ngư dân Trung Quốc cướp. Trả lời bộ Ngoại Giao Anh, các viên chức Hải Nam bác bỏ mọi liên can, nói rằng Hoàng Sa là hoang đảo không thuộc chủ quyền Trung Quốc.


Covid-19 : Các nhà khoa học Nam Phi theo dõi một biến thể lạ


image.png
Một trạm tiêm chủng ở Soweto, Nam Phi, ngày 20/08/2021. AP – Denis Farrell


Thụy My


Tại Nam Phi, các nhà khoa học đang quan sát một biến thể mới của virus corona có tỉ lệ đột biến bất thường và đang tăng lên trong những tháng vừa qua. AFP dẫn thông báo của Viện quốc gia Nam Phi về các bệnh truyền nhiễm (NICD) hôm 30/08/2021 cho biết như trên.

Biến thể này được biết dưới tên C.1.2., do Chương trình tìm kiếm, sáng tạo và giải mã của Kwazulu Natal (KRISP) cảnh báo vào tuần trước, trong một nghiên cứu chưa được công bố.

Trong khi đa số trường hợp lây nhiễm Covid-19 tại Nam Phi hiện do biến thể Delta gây ra, C.1.2. khiến các nhà khoa học chú ý vì virus này có tỉ lệ đột biến cao gần gấp đôi so với các biến thể khác.

Cho đến nay, C.1.2. được phát hiện ở tất cả các tỉnh của Nam Phi và những nơi khác trên thế giới, nhất là tại Trung Quốc, Maurice, New Zealand và Anh. Tuy nhiên, C.1.2 không phổ biến đến mức có thể được coi là « biến thể đáng ngại » như biến thể Delta (xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ) và biến thể Beta (phát hiện lần đầu ở Nam Phi), cả hai đều có tỉ lệ lây nhiễm rất cao.

Các nhà khoa học của NICD nói là hiện chưa đủ dữ liệu để biết được C.1.2. phản ứng như thế nào trước kháng thể, nhưng tin rằng các loại vac-xin đang có tại Nam Phi tiếp tục bảo vệ được người đã tiêm chủng, tránh chuyển sang thể nặng và tử vong.

Nam Phi là nước bị Covid hoành hành nhiều nhất tại châu Phi, với 2,7 triệu ca dương tính và 81.830 người chết vì virus corona. Biến thể Beta là thủ phạm gây ra đợt dịch thứ hai từ tháng 12/2020 đến tháng 01/2021, và nay Nam Phi phải đối mặt với đợt dịch thứ ba chủ yếu do biến thể Delta.


Bão Ida gây thiệt hại nặng cho Louisiana, 16 năm sau Katrina

image.png
Một ngôi nhà ở New Orleans, Louisiana, Mỹ, bị bão Ida đánh sập, ngày 30/08/2021. © REUTERS – MICHAEL DEMOCKER


Thụy My


Tại Hoa Kỳ, thành phố New Orleans, bang Louisiana, hôm nay 31/08/2021 vẫn chìm trong bóng tối và tình trạng này có thể kéo dài. Đó là một trong những hậu quả của cơn bão Ida, hiện đã làm 2 người thiệt mạng : một người đàn ông 60 tuổi bị cây đổ làm sập nhà và một người khác chết đuối khi cố lái xe qua vùng lụt.

Mười sáu năm sau trận bão Katrina, chính quyền đã chuẩn bị tốt hơn và dân chúng được sơ tán hàng loạt, tuy nhiên thiệt hại vẫn nặng nề. Từ Houston, thông tín viên RFI tại khu vực, Thomas Harms cho biết thêm chi tiết :

« Louisiana mất cả một ngày để thống kê những vết thương, trước khi băng bó lại. Hàng trăm gốc cây bị bật rễ, những mái nhà bị sụp đổ hoặc bị thổi bay đi, những chiếc xe hơi bị nước cuốn trôi…

Mạng điện thoại di động và lưới điện cũng không hoạt động tại khu vực New Orleans. Đa số đường cáp không được chôn dưới đất mà giăng qua các cột điện, trong khi nhiều cột đã bị đổ. Theo thống đốc Louisiana, ông John Bel Edwards, có thể phải chờ đợi nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, mới có điện trở lại.

Nói chuyện với tổng thống Joe Biden qua điện thoại, thống đốc Edwards cho biết : ‘‘Thiệt hại thật khủng khiếp, và cần phải có thời gian để khắc phục. Ông đã nói đến việc điện bị cúp, điều đó rất quan trọng đối với chúng tôi. Tôi cho rằng có gần hai triệu người hiện đang bị mất điện’’.

Tình hình càng trầm trọng hơn khi tại các bang miền nam nước Mỹ, mùa hè rất nóng bức, nhiệt độ thường vượt quá 35°C. Có ít nhất ba bệnh viện phải sơ tán vì thiếu điện.

Các đội cứu hộ phải hoạt động suốt cả ngày. Vệ binh quốc gia đã cứu được gần 200 người gặp nguy hiểm, phải leo lên nóc nhà hoặc gác xép để tránh lụt. Nước lũ vẫn tràn ngập, đặc biệt ở phía nam New Orleans, Laplace và Lafitte ».
Liên hoan điện ảnh Venise công chiếu hơn 70 phim


image.png
Tượng sư tử vàng, biểu tượng của thành phố Venise, nơi diễn ra LHP Venise lần thứ 78 tại Venice Lido, Ý, từ ngày 01 đến 11/09/2021. © AP – Joel C Ryan


Tuấn Thảo


Liên Hoan Phim Quốc tế Venise lần thứ 78 sẽ khai mạc vào ngày 01/09/2021 dưới sự chủ trì của đạo diễn Hàn Quốc nổi tiếng Bong Joon-Ho. Trong vòng hơn 10 ngày, liên hoan Venise, còn được gọi là Mostra, sẽ giới thiệu 72 bộ phim từ 59 quốc gia trên thế giới, trong đó có 21 phim tranh giải Sư tử vàng, 19 phim chiếu trong hạng mục Toàn cảnh Orizzonti và khoảng 30 tác phẩm còn lại được giới thiệu trong các chương trình song song.

Có thể nói là năm nay, Liên hoan phim Venise tìm lại vầng hào quang sáng chói sau hơn một năm đại dịch. Vào năm ngoái, Venise, với uy tín liên hoan phim quốc tế lâu đời nhất, đã duy trì một phiên bản thu gọn bất chấp dịch Covid-19. Rốt cuộc, giải Sư tử vàng đã được trao tặng cho tác phẩm điện ảnh Mỹ “Nomadland” (Kẻ du mục), thế nhưng cả đoàn làm phim gồm nữ đạo diễn Chloé Zhao (Triệu Đình) và nữ diễn viên chính Frances McDormand đều đã không có mặt để nhận giải từ tay ban giám khảo. Năm nay, cho dù các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được duy trì, nhưng bầu không khí có vẻ nhẹ nhàng, dễ thở hơn.

Mười ngày chiếu phim do khoảng 60 nước hợp tác sản xuất
Kể từ ngày mai cho đến 11/09/2021, nhiều ngôi sao màn bạc trong các kiểu áo dạ hội lộng lẫy hào nhoáng sẽ xuất hiện trên thảm đỏ theo lời mời của ban tổ chức, từ thần tượng điện ảnh Kristen Stewart đến Venise để giới thiệu bộ phim của Anh quốc ‘‘Spencer’‘ kể lại cuộc đời của Lady Diana do đạo diễn người Chile Pablo Larraín thực hiện, cho đến các tên tuổi được chờ đợi như Kirsten Dunst, Benedict Cumberbatch hay Penelope Cruz ,có mặt trong đêm khai mạc bên cạnh đạo diễn lừng danh Pedro Almodovar để giới thiệu tác phẩm ”Madres Paralelas”.

Chủ tịch ban giám khảo Venise năm nay là đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon-Ho từng đoạt Cành cọ vàng tại Cannes năm 2019 và giải Oscar 2020 dành cho tác phẩm điện ảnh hay nhất ”Parasite” (Ký sinh trùng). Cùng với các thành viên khác trong ban giám khảo, ông sẽ xem và bình chọn Sư tử vàng trong số 21 bộ phim tranh giải, trong đó có phim Anh, Đức, Bỉ, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Israel, Ba Lan, Nga, Estonia, Hoa Kỳ, Mêhicô hay Argentina… Châu Á năm nay chỉ có một đại diện duy nhất đi tranh giải là đạo diễn người Philippines Erik Matti với bộ phim ”On The Job : The Missing 8”.

Ý, nước chủ nhà, có mặt trong chương trình tranh giải chính thức năm 2021 với 4 bộ phim khác nhau, trong đó đáng chủ ý nhất vẫn là tác phẩm ”È Stata La Mano di Dio” (Trong bàn tay của Thượng Đế) của đạo diễn kỳ cựu  Paolo Sorrentino hay là tác phẩm ”America Latina’‘ (Châu Mỹ La Tinh) của hai anh em đạo diễn trẻ tuổi Damiano & Fabio D’innocenzo …

Các tác phẩm quan trọng đi tranh giải Sư tử vàng

Về phía Pháp, có 3 bộ phim được chiếu trong chương trình tranh giải : ”Un Autre Monde” (Một thế giới khác) của Stéphane Bruzé với Vincent Lindon trong vai chính, bộ phim ”L’événement” (Biến cố) của nữ đạo diễn người Pháp gốc Liban Audrey Diwan và nhất là tác phẩm ”Illusions Perdues” (Ảo tưởng biến tan) với Vincent Lacoste và Gérard Depardieu trong vai chính, do dạo diễn Xavier Giannoli phóng tác từ tác phẩm văn học cùng tên trong bộ tiểu thuyết ”Tấn trò đời” (La Comédie Humaine) của văn hào Pháp Balzac.

Về phía tập đoàn Netflix, nền tảng trực tuyến này luôn luôn tìm kiếm sự công nhận của giới chuyên ngành điện ảnh, hy vọng củng cố uy tín của mình về mặt sáng tạo và qua đó hợp tác sản xuất các bộ phim có đủ tiêu chuẩn để đưa đi tranh giải tại các liên hoan quốc tế.

Năm nay, Netflix tham gia Venise với hai tác phẩm tranh giải Sư tử vàng, ngoài tác phẩm “Trong bàn tay của Thượng đế’‘ của Paolo Sorrentino, còn có bộ phim ”The Power of the Dog” với Kirsten Dunst và Benedict Cumberbatch trong vai chính. Phim này được rất nhiều người chờ đợi do tác phẩm đánh dấu ngày xuất hiện trở lại của nữ đạo diễn người New Zealand Jane Campion, từng đoạt Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes vào năm 1993, với bộ phim ‘‘The Piano” (Bài học dương cầm).

Trong suốt 18 tháng qua, Netflix đã trỗi dậy mạnh mẽ so với các hãng phim truyền thống, nhờ cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến trong mùa dịch. Tuy nhiên, Netflix vẫn chưa có cơ hội dấn thân vào các sân chơi điện ảnh quốc tế : liên hoan Cannes vẫn không chịu cho phim của Netflix dự thi, do đa số phim Netflix không được phát hành cho các màn ảnh lớn hay tại các rạp phim. Trong khi đó, liên hoan Venise lại hé mở cánh cửa cho Nettflix, dựa vào các dự án hợp tác với nền tảng này để tạo ra nét khác biệt của mình so với hai liên hoan điện ảnh quốc tế kia là Berlin và Cannes.

Với bề dày lịch sử hiếm thấy, Venise là liên hoan lâu đời nhất trong làng điện ảnh quốc tế, từng tiếp đón hàng loạt tên tuổi huyền thoại của làng nghệ thuật thứ 7 như Luchino Visconti, Akira Kurosawa, Martin Scorsese, Orson Welles, Ingrid Bergman, Ava Gardner, Claudia Cardinale hay Marlon Brando…

Kể từ năm 2011 trở đi, nhà phê bình điện ảnh người Ý Alberto Barbera được bổ nhiệm làm chủ tịch Liên hoan Venise. Trong vòng một thập niên liền, từ năm 2011 đến năm 2021, ông đã cố gắng không ngừng biến Venise thành một tủ kính trưng bày hấp dẫn.

Venise lên ngôi dưới thời Alberto Barbera
Nếu như liên hoan Berlin được biết đến nhờ các tác phẩm ”dấn thân” chính trị, còn Cannes nổi tiếng nhờ các tác phẩm gây tranh cãi do giàu tính thử nghiệm (điển hình là tác phẩm mới ”Titane” của nữ đạo diễn Julia Ducournau đoạt Cành cọ vàng năm 2021), thì ngược lại, dưới thời của ông Alberto Barbera, liên hoan Venise lên ngôi nhờ biết kết hợp hài hòa nhiều xu hướng điện ảnh khác nhau, kể cả phim thương mại mang tính đại chúng hay phim nặng tính nghệ thuật, kén chọn khán giả, do đôi khi khó hiểu.

Tại Venise năm nay, bộ phim với kinh phí cao được giới phê bình lẫn công chúng chờ đón là tác phẩrm khoa học viễn tưởng ”Dune” (Hành tinh cát) do đạo diễn Canada Denis Villeneuve phóng tác theo bộ trường thiên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Mỹ Frank Herbert. Ngoài ra còn có ”The Last Duel” (Trận đấu cuối cùng) của đạo diễn Ridley Scott, với sự đối đầu trên tột đỉnh của hai ngôi sao màn bạc người Mỹ Matt Damon và Ben Affleck.

Nhờ vào nỗ lực của chủ tịch Alberto Barbera mà Venise được mệnh danh là liên hoan ”tiền Oscar”, do có khá nhiều tác phẩm được vinh danh vào tháng 9 hàng năm tại Venise, để rồi khoảng 5 tháng sau, đoạt những giải thưởng cao quý nhất nhân kỳ trao giải thưởng điện ảnh Oscar của Mỹ. Đó từng là trường hợp của bộ phim ”Joker” của đạo diễn Todd Phillips với Joaquin Phoenix trong vai chính, phim được Venise trao giải Sư tử vàng vào mùa thu năm 2019.

Một năm sau đó, đến phiên Nomadland của nữ đạo diễn Chloé Zhao (Triệu Đình) được xướng tên trên bảng vàng liên hoan Venise 2020. Cả hai tác phẩm này sau đó đã được giới chuyên ngành ở Hoa Kỳ bình chọn làm tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất trong năm.

Trong trường hợp ban giám khảo liên hoan Venise năm nay quyết định trao giải cho một bộ phim mà ngôn ngữ chính không phải là tiếng Anh, cũng có khá nhiều khả năng phim được đưa đi đề cử nhân kỳ các giải thưởng quốc tế trong hạng mục phim nước ngoài. Kể từ ngày mai 01/09, Venise chính thức triển khai cuộc ”săn lùng’‘ Sư tử vàng. 

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 31/8 với Nam Giang

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

Donald Trump: Hãy yêu cầu Taliban trả lại quân trang Mỹ hoặc đánh bom phá hủy
image.png
Cựu Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai (30/8) đã nói rằng Mỹ nên yêu cầu Taliban trao trả tất cả trang thiết bị quân sự của Mỹ đã để lại Afghanistan “hoặc ít nhất phải đánh bom thật mạnh” để phá hủy số lượng quân trang này.


“Trong lịch sử, chưa từng có một cuộc rút quân khỏi chiến tranh bị xử lý cực kỳ tệ hại và bất tài như công cuộc rút quân khỏi Afghanistan mà Chính quyền Biden thực hiện”, ông Trump nói trong tuyên bố phát đi hôm 30/8 qua Ủy ban Hành động Chính trị Cứu nước Mỹ (Save America PAC).

Cựu tổng thống nói thêm: “Ngoài điều hết sức rõ ràng này, thì TẤT CẢ QUÂN TRANG nên được yêu cầu trả lại cho Mỹ ngay lập tức và gồm cả từng xu của 85 tỷ USD về chi phí [quân sự tại Afghanistan]. Nếu những thứ đó không được trả lại, chúng ta hoặc là nên dứt khoát đưa quân đội vào và lấy lại chúng, hoặc ít nhất phải đánh bom thật mạnh vào chúng”.

Theo nhóm giám sát Open the Books, quân đội Mỹ đã để lại Afghanistan 75.000 xe quân sự, 600.000 vũ khí và 208 máy bay, cũng nhiều trang thiết bị khác. Toàn bộ số khí tài này khả năng đã rơi vào tay Taliban khi nhóm này tiếp quản gần như hoàn toàn Afghanistan từ ngày 16/8/2021.

Theo Newsmax, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, ông Jake Sullivan đầu tháng này đã thừa nhận rằng: “Rõ ràng, chúng tôi không có được bức tranh toàn cảnh về mọi vật tư quốc phòng của Mỹ đã đi về đâu, nhưng chắc chắn một lượng khá lớn khối vật tư đó đã rơi vào tay của Taliban. Và rõ ràng, chúng tôi không thấy họ sẽ sẵn sàng trao trả chúng cho chúng ta tại sân bay [Kabul”.

Gần đây, nhóm 25 Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã yêu cầu Lầu Năm Góc giải trình về việc vũ khí của Mỹ rơi vào tay Taliban.

“Chúng tôi viết ra yêu cầu này với sự quan ngại nghiêm trọng về tình trạng các khí tài quân sự của Mỹ bị bỏ lại tại Afghanistan do việc rút quân kém hiệu quả gây ra. Khi chúng tôi xem những hình ảnh về Afghanistan khi Taliban tái chiếm đất nước, chúng tôi đã kinh hoàng khi thấy các thiết bị của Mỹ – bao gồm trực thăng UH-60 Black Hawks – nằm trong tay Taliban”, các Thượng nghị sĩ Marco Rubio ở Florida, John Cornyn ở Texas, Ben Sasse ở Nebraska và những người khác viết cho Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin.

“Thật vô lương tâm khi các thiết bị quân sự công nghệ cao do người nộp thuế Mỹ chi trả lại rơi vào tay Taliban và các đồng minh khủng bố của chúng. Việc đảm bảo tài sản của Mỹ nên là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ trước khi tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan”, các Thượng nghị sĩ viết thêm.

Trong khi đó, các thành viên của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện cho biết họ đang có kế hoạch đưa ra một dự luật buộc chính quyền Biden phải giải trình về số lượng thiết bị quân sự của Mỹ đã bị Taliban thu giữ.

Các nhà lập pháp đảng Cộng Hòa tại Hạ viện nói rằng họ sẽ giới thiệu dự luật vào tháng 9, trong quá trình đánh giá đầy đủ của ủy ban về Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA).

Theo The Hill, ông Elias Yousif, phó giám đốc Giám sát Hỗ trợ An ninh của Trung tâm Chính sách Quốc tế nhận định: “Khi một nhóm vũ trang sở hữu được vũ khí do Mỹ sản xuất, điều đó mang ý nghĩa biểu tượng. Đó là một chiến thắng tâm lý”.

“Rõ ràng, đây là một lý do để lên án về công tác hợp tác an ninh rộng lớn hơn của Mỹ. Thực sự nên dấy lên nhiều quan ngại về công việc hợp tác an ninh vốn đang diễn ra hàng ngày này, dù cho đó là ở Trung Đông, Châu Phi hạ Sahara hay Đông Á”, ông Elias Yousif nói thêm.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự  cho phép của Trí Thức VN.

Chiếc máy bay cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời Afghanistan, kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm

image.png

Hoa Kỳ đã chính thức chấm dứt sự hiện diện quân sự của mình ở Afghanistan khi chuyến bay quân sự cuối cùng của Mỹ đã rời khỏi Kabul, kết thúc 20 năm Mỹ can dự vào nước này sau vụ tấn công ngày 11/9/2001.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM) là Tướng Frank McKenzie cho biết, chiếc máy bay quân sự C-17 cuối cùng đã quét sạch không phận Afghanistan sau khi cất cánh vào khoảng 3h29 chiều ngày 30/8, theo giờ miền Đông nước Mỹ. Động thái này diễn ra vài giờ trước thời hạn vào ngày 31/8 của Tổng thống Dân chủ Mỹ Joe Biden để ngừng hoạt động không vận cuối cùng của Mỹ.

Hôm 30/8, Tướng McKenzie khẳng định: “Tôi đến đây để thông báo việc chúng tôi đã hoàn thành việc rút quân khỏi Afghanistan và kết thúc sứ mệnh quân sự sơ tán công dân Mỹ, công dân nước thứ 3 và những người Afghanistan dễ bị tổn thương”.

Vẫn còn những người Mỹ ở lại Afghanistan “với số lượng hàng trăm thấp”, ông nói khi trả lời câu hỏi của phóng viên. Ông đồng thời nói thêm rằng, quân đội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ làm việc để sơ tán những người này. Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc trước đó vào ngày 30/8 cho biết rằng, còn khoảng 600 người Mỹ vẫn đang bị kẹt ở Afghanistan.

Vị tướng cho biết: “Chúng tôi đã không thể sơ tán tất cả những người mà chúng tôi muốn đưa đi”. Ông nói, đó là một “tình huống khó khăn”.

Tuy nhiên, bình luận của Tướng McKenzie dường như mâu thuẫn với tuyên bố của ông Biden khi ông nói với ABC News vào ngày 18/8 rằng: “Nếu còn công dân Mỹ [ở Afghanistan], chúng tôi sẽ ở lại để giải quyết tất cả”.

Việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan kết thúc bằng một cuộc sơ tán gấp rút để di dời hơn 100.000 người bắt đầu từ ngày 14/8, khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul sau một cuộc tấn công quân sự bùng nổ chỉ kéo dài vài ngày. Vào ngày 26/8, những kẻ khủng bố ISIS đã thực hiện một vụ đánh bom tại sân bay Kabul, giết chết hàng loạt dân thường Afghanistan và 13 binh sĩ Mỹ.

Ông Biden hiện đang phải đối mặt với sự lên án trong và ngoài nước, không thật sự vì việc kết thúc chiến tranh tại đất nước Nam Á này, mà là vì cách ông xử lý cuộc di tản cuối cùng khiến nó diễn ra trong hỗn loạn. Vấn đề này làm dấy lên nghi ngờ về sự tín nhiệm của người dân Hoa Kỳ đối với vị tổng thống thuộc đảng Dân chủ. Ông Biden đã nhiều lần bảo vệ việc chính quyền của mình xử lý việc sơ tán, mặc dù ông và các quan chức chính quyền khác đã cung cấp các chi tiết mâu thuẫn về tình hình trên thực địa ở Kabul.

Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra về các báo cáo tình báo được Lầu Năm Góc và các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu sử dụng, liên quan đến tốc độ Taliban chiếm quyền kiểm soát đất nước và sự sụp đổ của chính phủ cùng quân đội Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn. Lãnh đạo Lầu Năm Góc là ông Lloyd Austin và các tướng lĩnh khác cho biết, họ không nhận được thông tin tình báo nào cho thấy chính phủ của đất nước Trung Đông này sẽ sụp đổ chỉ trong 11 ngày trước Taliban – tổ chức mà một số cơ quan liên bang Mỹ đã xác định là một nhóm khủng bố.

Trong khi đó, chính quyền ông Biden đã phải chịu một khoản thiệt hại lên đến hàng tỷ USD khi nhóm phiến quân Taliban đã thu giữ được hàng loạt vũ khí, phương tiện, máy bay và các thiết bị khác của quân đội Mỹ.

Cuộc sơ tán cuối cùng của Hoa Kỳ bao gồm việc rút các nhà ngoại giao của họ, mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ đã để ngỏ khả năng nối lại một số cấp độ ngoại giao với Taliban. Việc này tùy thuộc vào cách nhóm phiến quân tự thể hiện mình trong việc thành lập chính phủ và tuân thủ các lời tuyên thệ với quốc tế về bảo vệ nhân quyền.

Trước đó, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã đàm phán với Taliban trong suốt nhiều tháng, ấn định ngày rút quân là ngày 1/5. Ông Biden đã lùi ngày rút quân trùng với ngày kỷ niệm vụ tấn công khủng bố hôm 11/9.

Một mối đe dọa mới từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và Taliban tiếp quản nước này là nhóm khủng bố ISIS. Khi Taliban tiếp quản, các thành viên của nhóm này đã thả nhiều thành viên của tổ chức khủng bố ISIS khỏi các nhà tù trên khắp đất nước Afghanistan.

Tướng McKenzie lưu ý về mối đe dọa do ISIS gây ra, nói rằng Taliban – kẻ thù của ISIS – giờ sẽ phải đối phó với nhóm này.

‘Hàng trăm’ người Mỹ vẫn bị bỏ lại ở Afghanistan sau khi Hoa Kỳ chính thức rời đi

image.png

Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng “hàng trăm” người Mỹ tìm cách sơ tán đã bị bỏ lại Afghanistan, sau khi chiếc máy bay quân sự cuối cùng của Mỹ rời Sân bay Quốc tế Hamid Karzai của Afghanistan vài giờ trước rạng sáng ngày 31/8.

Khi thông báo rằng Hoa Kỳ đã chính thức chấm dứt hiện diện quân sự ở Afghanistan, vài giờ trước thời hạn của Tổng thống Joe Biden vào ngày 31 tháng 8, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM), Tướng Frank McKenzie nói rằng vẫn còn khoảng “hàng trăm” người Mỹ ở lại Afghanistan.

Ông đưa ra nhận xét trên trong một bài phát biểu trên truyền hình khi trả lời câu hỏi của báo giới. Ông cũng cho biết thêm rằng quân đội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ làm việc để sơ tán những cá nhân đó.

“Có rất nhiều đau lòng liên quan đến việc rời đi này, chúng tôi đã không đưa được tất cả mọi người ra khỏi [đó]”, ông McKenzie cho biết, và nói thêm rằng đó là một “tình huống khó khăn”.

Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ nói thêm rằng ông tin rằng nếu quân đội Hoa Kỳ ở lại Afghanistan thêm 10 ngày nữa, thì “chúng tôi sẽ không đưa tất cả mọi người ra khỏi đó… và vẫn sẽ có những người phải thất vọng.”

Đầu tháng này, ông Biden tuyên bố sẽ giữ quân đội Hoa Kỳ ở lại đất nước này cho đến khi tất cả những người Mỹ muốn rời đi được sơ tán.

Mục tiêu quân sự của Mỹ ở Afghanistan là đưa “tất cả mọi người” ra khỏi nước này, bao gồm cả người Mỹ và các đồng minh người Afghanistan của chúng tôi và gia đình của họ”, ông Biden nói với người dẫn chương trình George Stephanopoulos của kênh ABC News trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 18 tháng 8.

“Đó là những gì chúng tôi đang làm bây giờ, đó là con đường chúng tôi đang đi. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ đến đó”, ông Biden cho biết vào thời điểm phỏng vấn. “Nếu còn công dân Mỹ, chúng tôi sẽ ở lại để đưa tất cả họ ra.”

Một phát ngôn viên Lầu Năm Góc trước đó vào ngày 30 tháng 8 cho biết khoảng 600 người Mỹ vẫn ở lại Afghanistan.

Cuộc rút quân của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan đã kết thúc bằng một cuộc sơ tán gấp rút hơn 100.000 người bắt đầu từ ngày 14 tháng 8 khi phiến quân nhanh chóng Taliban chiếm Kabul chỉ trong 11 ngày.

Vào ngày 26 tháng 8, một vụ đánh bom tại sân bay của Kabul đã cướp đi sinh mạng của khoảng 170 dân thường Afghanistan, 13 quân nhân Hoa Kỳ và ba người Anh. ISIS-K, một chi nhánh của ISIS, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công ngày 26 tháng 8, khi khoe khoang về một kẻ đánh bom liều chết “cố gắng xâm nhập qua tất cả các điểm chốt an ninh” của quân đội Hoa Kỳ và Taliban.

Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên của Taliban, nói rằng họ đang tiến hành “cuộc điều tra [riêng] của Taliban” về các cuộc tấn công này. Trong khi đó, lãnh đạo lực lượng kháng chiến Afghanistan Amrullah Saleh, đã tuyên bố rằng Taliban, vốn có nhiều phe phái ở Afghanistan, đứng sau các vụ nổ. Ông Amrullah Saleh trước đó tuyên bố rằng ông là quyền tổng thống hợp hiến của Afghanistan.

Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết hôm 31/8 rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cố gắng sơ tán những người Mỹ còn lại bằng cách hợp tác với các nước láng giềng của Afghanistan nhằm đảm bảo việc di tản của họ bằng đường bộ hoặc bằng các chuyến bay thuê khi Sân bay Quốc tế Hamid Karzai tại Kabul mở cửa trở lại.

Ông Blinken nói: “Bảo vệ và phúc lợi của người Mỹ ở nước ngoài là sứ mệnh quan trọng và lâu dài nhất của Bộ Ngoại giao. Nếu một người Mỹ ở Afghanistan nói với chúng tôi rằng họ muốn ở lại bây giờ và sau đó một tuần hoặc một tháng hoặc một năm, họ liên hệ [lại với chúng tôi] và nói rằng, tôi đã thay đổi quyết định, thì chúng tôi vẫn sẽ giúp họ rời đi.”

Nhóm khủng bố Taliban tuyên bố rằng việc đi lại bình thường sẽ được cho phép sau khi họ nắm quyền kiểm soát sân bay sau khi Mỹ rút quân.

Chính quyền Biden thừa nhận chia sẻ với Taliban danh sách công dân Mỹ và Afghanistan

image.png

Hoa Kỳ đã chia sẻ danh sách những cái tên với Taliban, các quan chức Mỹ xác nhận vào ngày 29/8, trong lúc bác bỏ cáo buộc rằng nhóm khủng bố đã được cung cấp danh tính của nhiều người Mỹ và Afghanistan đang cố gắng chạy trốn khỏi Afghanistan.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã xác nhận thông tin được chia sẻ với Taliban.

Ông Blinken cho biết, có những thời điểm nhất định Taliban được cung cấp danh sách những người trên xe buýt đang trên đường đến khu sân bay do Hoa Kỳ nắm giữ ở Kabul, vì chiếc xe cần phải đi qua các trạm kiểm soát của Taliban.

Phát biểu trên chương trình “Meet the Press” của đài NBC, ông Blinken nói: “Bạn sẽ chia sẻ tên trong danh sách những người trên xe buýt để họ có thể yên tâm rằng đó là những người mà chúng tôi đang tìm cách đưa vào trong”.

Ông khẳng định: “Và theo định nghĩa, đó chính xác là những gì đã xảy ra”.

Cố vấn Sullivan thì phản bác một tin tức về việc phía Hoa Kỳ đã giao cho Taliban một danh sách tên. Tuy nhiên, ông có ẩn ý về việc một số danh tính đã được chia sẻ.

Ông nói: “Chúng tôi không đưa ra danh sách tất cả những người nắm giữ SIV của Mỹ cho Taliban hoặc bất kỳ loại danh sách lớn nào khác”. Lời này của ông Sullivan đề cập đến Thị thực nhập cư đặc biệt (Special Immigrant Visas – SIV) được cấp cho người Afghanistan.

Nhưng ông không phủ nhận có tồn tại việc các danh sách khác đã được chuyển giao. Theo hàm ý trong lời nói trên thì dường như ông đang thừa nhận có xảy ra trường hợp phía Mỹ chia sẻ một số danh sách nhất định với nhóm phiến quân Taliban.

Cố vấn Sullivan nói về các tình huống trong đó xe buýt của người Afghanistan và những người khác đang đi đến sân bay nhưng phải đi qua các trạm kiểm soát của Taliban.

Giải thích trên chương trình “State of the Union” của đài CNN, ông cho biết: “Đó là kiểu phối hợp mà chúng tôi đã thực hiện với Taliban. Điều đó đã mang đến kết quả là các nhà báo, phụ nữ và phi công cũng như [những người giữ] SIV khác có thể đi qua và lên máy bay cũng như rời khỏi đất nước” Afghanistan.

Tuần trước, Tổng thống Dân chủ Mỹ Joe Biden đã không phủ nhận việc chính quyền của ông đã chia sẻ danh sách tên người Mỹ với nhóm Taliban. Ông nói với các phóng viên rằng: “Đã có những dịp quân đội của chúng tôi liên lạc với các đối tác quân sự của họ trong nhóm Taliban và nói rằng: ‘Chiếc xe buýt này đang chạy qua với số X người trên đó, được tạo thành từ nhóm người sau. Chúng tôi muốn các bạn cho xe buýt đó hoặc nhóm đó đi qua'”.

Ông Biden cũng cho biết, ông không thể xác nhận liệu có danh sách tồn tại hay không.

Ông giải thích: “Có thể đã có, nhưng tôi không biết trong trường hợp nào. Điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại, rằng ‘Đây là tên của 12 người; họ đang đến. Hãy để họ đi qua’. Điều đó rất có thể đã xảy ra”.

Khi được hỏi về những nhận xét đó vào ngày 30/8, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, có thể có trường hợp các chỉ huy tại thực địa đã chia sẻ những cái tên với phiến quân Taliban.

Bà nói: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng, có sự khác biệt lớn giữa việc cung cấp danh sách những người muốn khởi hành một cách chủ động, và làm việc tại thời điểm hiện tại theo cách phối hợp chiến thuật để đưa mọi người ra ngoài, sơ tán và cứu sống họ”.

Trong chương trình “This Week” của đài ABC, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ben Sasse (Nebraska) đã tố cáo việc chính quyền ông Biden chia sẻ danh tính của dân thường với Taliban.

“Họ chuyển danh sách công dân Mỹ và các đồng minh thân cận nhất của Mỹ, những người đã chiến đấu bên cạnh chúng tôi, họ chuyển những danh sách đó cho Taliban, dựa vào [nhóm đó] và nghĩ rằng họ có thể tin tưởng vào [nhóm đó]. Việc đó thật là ngu ngốc. Bây giờ thật điên rồ. Và kế hoạch của họ dường như vẫn là ‘Hãy dựa vào Taliban’”, ông Sasse nói.

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có tiếp tục phối hợp với Taliban cho mục tiêu chống lại ISIS sau khi rút quân hay không, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby từ chối trả lời vào ngày 30/8.

Ông nêu rõ: “Tôi không nghĩ rằng đó là việc hữu ích khi quan tâm đến các hoạt động giả định, hoạt động trong tương lai theo cách này hay cách khác”.

Liên minh châu Âu khuyến nghị các thành viên hạn chế khách du lịch Mỹ

Liên minh Châu Âu khuyến nghị 27 quốc gia thành viên khôi phục các hạn chế đối với du khách Mỹ, một thay đổi chủ yếu ảnh hưởng đến những người chưa được tiêm chủng, vì tỷ lệ nhiễm virus corona mới tăng cao đã khiến Hoa Kỳ trở thành điểm nóng của đại dịch toàn cầu, theo tờ Washington Post.

Các quan chức EU hôm thứ Hai đã quyết định loại bỏ Hoa Kỳ khỏi “danh sách an toàn” của khối các quốc gia mà cư dân của họ không phải đối mặt với các hạn chế đi lại. Nhưng động thái này đi kèm với một số lưu ý: Khuyến nghị không ràng buộc về mặt pháp lý và tùy thuộc vào từng thành viên EU để quyết định có thực hiện nó hay không.

Các quan chức khẳng định rằng nếu các nước châu Âu chấp nhận chứng nhận tiêm chủng, họ nên tiếp tục tiếp nhận những khách du lịch đã được tiêm chủng, bất kể họ đến từ đâu, miễn là họ đã nhận được đầy đủ phác đồ vắc-xin đã được phê duyệt.

Một nhà ngoại giao EU nói với điều kiện giấu tên cho biết những người Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ vẫn được duy trì quyền tiếp cận không bị kiểm soát đối với Liên minh châu Âu.

Đề xuất được đưa ra sau nhiều tuần cân nhắc và trong bối cảnh bùng phát ngày càng tồi tệ ở Hoa Kỳ. EU lần đầu tiên dỡ bỏ các hạn chế đối với du khách Mỹ vào tháng 6, một quyết định phản ánh bức tranh dịch tễ học đang được cải thiện và mở cửa lại biên giới vào lúc cao điểm của mùa hè, khi các nền kinh tế Nam Âu bị ảnh hưởng nặng nề vì thiếu hụt thu nhập từ du lịch.

Nhưng nhiều điều đã thay đổi kể từ đó. Mức độ chủng ngừa ở nhiều nước châu Âu đã vượt qua mức ở Hoa Kỳ, và biến thể Delta siêu lây nhiễm đã thúc đẩy làn sóng dịch bệnh thứ tư.

Úc: Phản đối phong tỏa và tiêm vắc-xin bắt buộc, lái xe tải chặn đường cao tốc

Các tài xế xe tải đã đỗ xe trên một con đường cao tốc chính ở tiểu bang Queensland, phía đông bắc nước Úc, trong nỗ lực biểu tình phản đối các quy định về tiêm vắc-xin bắt buộc và phong tỏa, khiến cho giao thông ùn tắc kéo dài vài km, theo trang Epoch Times.

Hành động này đánh dấu một loạt các cuộc biểu tình đang diễn ra do người Úc thất vọng với các lệnh phong tỏa và các hạn chế bắt buộc để phòng ngừa COVID-19 của chính quyền tiểu bang. 

Hôm Chủ Nhật (29/8), từ 5h30 sáng, các tài xế đã đỗ xe trên các làn đường đi về phía nam của đường cao tốc M1, tại khu Reedy Creek. Mỗi sáng, có hàng chục ngàn người Queensland đi qua đoạn đường cao tốc này. 

Một tài xế tên Brock cho biết, các tài xế đang phản đối điều luật nghiêm ngặt về sức khỏe của chính quyền tiểu bang Queensland, quy định cấm mọi cá nhân vào tiểu bang, ngoại trừ những lao động thiết yếu.

Những lao động thiết yếu này cần phải là những lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp hoặc chăm sóc sức khỏe…  Hơn nữa, họ cần chứng minh rằng đã tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19.

Nói về việc tiêm vắc-xin, tài xế Brock cho biết: “Nhưng cuối cùng, tất cả chỉ là sự lựa chọn. Nếu bạn không muốn tiêm vắc-xin thì đừng tiêm. Nếu bạn muốn tiêm thì tiêm. Chỉ cần [chính phủ] đừng tiếp tục nhốt mọi người lại”.

Sau khi sự việc xảy ra, Quyền Giám đốc Rhys Wildman của lực lượng cảnh sát Gold Coast cho biết, những người lái xe tải này sẽ phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Ông Wildman cho biết, đường cao tốc M1 đã bị chặn trong 45 phút, và các phương tiện khẩn cấp cũng bị tắc nghẽn, điều này là “rất đáng lo ngại”. 

Trong những tuần gần đây, sự thất vọng đã bắt đầu sôi sục ở Úc, kèm theo đó là các cuộc biểu tình phản đối các lệnh phong tỏa của chính phủ gia tăng trên khắp cả nước. 

Cuối tuần trước hôm 21/8, các cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth… 

Bộ trưởng Bộ Việc làm Liên bang Stuart Roberts cho biết, [việc áp dụng] các sắc lệnh về y tế rất khó khăn nhưng những người lái xe tải lẽ ra không nên chặn đường cao tốc ở Gold Coast và gây bất tiện cho hàng nghìn người.

Ông nói: “Tiêm phòng dường như là cách để chúng ta có thể vượt qua điều này, thoát khỏi tình trạng bế tắc và trở lại với các quyền tự do mà chúng ta yêu thích ở nước Úc”.

Luật hàng hải mới của Trung Quốc có thể là ‘quả bom hẹn giờ’

.

Từ ngày mai, về mặt pháp lý, Trung Quốc yêu cầu các tàu nước ngoài đi vào khu vực mà nước này coi là lãnh hải của mình phải thông báo cho Bắc Kinh, tạo ra điều mà một số người lo ngại là “quả bom hẹn giờ” gây ra xung đột ở Biển Đông, trang Taipei Times cho hay.

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 4 đã sửa đổi Luật An toàn Giao thông Hàng hải của Trung Quốc để yêu cầu tất cả các tàu nước ngoài đi vào lãnh hải Trung Quốc phải thông báo cho các cơ quan chức năng hàng hải, mang theo các giấy phép liên quan và chịu sự chỉ huy và giám sát của Trung Quốc.

Nó cũng trao cho Bắc Kinh quyền ra lệnh cho các tàu nước ngoài mà họ cho là “đe dọa sự an toàn của các vùng nội hải hoặc lãnh hải của Trung Quốc” rời đi và thực hiện “quyền truy đuổi ngay lập tức”.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, lãnh hải được định nghĩa là vùng biển dài 12 hải lý (22,2km) từ lãnh thổ trên cạn, với “quyền đi lại miễn chịu hình phạt” dành cho tàu thuyền đi qua lãnh hải một cách không mang tới đe dọa an ninh cho quốc gia ven biển.

Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng yêu cầu mới sẽ áp dụng cho tất cả các tàu lặn, tàu hạt nhân, tàu chở chất phóng xạ hoặc chất độc hại, cũng như bất kỳ tàu nước ngoài nào bị coi là “gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc”.

Các tàu phải báo cáo tên tàu, biển hiệu, vị trí hiện tại, cảng ghé tiếp theo, hành trình và tốc độ ước tính, bản chất của hàng hóa và sức tải.

Các quốc gia khác lo ngại rằng việc Trung Quốc lợi dụng luật pháp để mở rộng phạm vi xung đột “vùng xám” có thể trở thành một quả bom hẹn giờ tích cực, theo ông Tô Tử Vân, Giám đốc Phòng Chiến lược và Tài nguyên Quốc phòng tại Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Đài Loan.

Ông Tô nói, Bắc Kinh coi quyền tài phán trên biển của mình bao gồm nhiều thứ hơn là vùng biển ven bờ.

Ông nói, điều này sẽ bao gồm 12 hải lý biển bao quanh các rạn san hô nhân tạo mà nước này đã xây dựng ở Biển Đông, tạo cho Bắc Kinh một cái cớ để đáp trả các cuộc tập trận tự do hàng hải do các quốc gia khác thực hiện.

Chuyên gia Tống Thừa Ân của Tổ chức giám sát dân chủ Đài Loan nói rằng ông hy vọng tác động đến eo biển Đài Loan là nhẹ.

Theo công ước của Liên Hợp Quốc, vùng biển giữa Đài Loan và Trung Quốc được coi là một eo biển quốc tế, qua đó bảo đảm quyền tự do hàng hải “chỉ với mục đích vận chuyển liên tục và nhanh chóng qua eo biển”.

Tuy nhiên, ông Tống đồng ý rằng việc sửa đổi có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, tùy thuộc vào cách lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc lựa chọn để thực thi luật pháp.

Dơi bay kín đen trời Tứ Xuyên, dân lo dấu hiệu thiên tai sắp tới

Vào tối ngày 28/8, một số lượng lớn dơi được phát hiện trên bầu trời Đức Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên cộng đồng mạng. Sự xuất hiện của rất nhiều dơi trên bầu trời khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng không biết có phải vì sắp xảy ra động đất hay không, theo trang Aboluowang.

Theo kinh nghiệm dân gian của người Hoa, các hiện tượng tự nhiên như thiên tai và thảm họa thường hay được dự báo trước bởi các hành vi bất thường của động vật. Lần này dơi xuất hiện theo đàn, và một số người lo lắng rằng loài dơi đã cảm nhận được động đất hoặc các thảm họa khác sắp xảy ra?

Người dùng mạng tên “Takibuchi Shinshutake” đăng tải trên mạng rằng: “Dơi thường là biểu tượng của đêm đen và điềm gở. Chúng có thể xuất hiện với số lượng lớn do quá nhiều thức ăn, hoặc có thể xảy ra động đất, sóng thần hoặc một số thảm họa khác, vì chúng có thể cảm nhận được sóng siêu âm”.

Một cư dân mạng có tài khoản “Baidu Know” có viết rằng: “Dơi có thể cảm nhận được sóng âm từ 1500 đến 150.000 Hz. Hệ thống định vị siêu âm của nó cực kỳ ưu việt, không chỉ có biên độ rộng mà còn có khả năng chống nhiễu mạnh, có thể gấp 200 lần so với khả năng nhận tín hiệu phản xạ của côn trùng trong môi trường bị nhiễu. Do đó, dơi sẽ di cư trước trận động đất, điều này có liên quan đến cảm thụ sóng siêu âm của chúng”.

NÓI VỚI HDH VỀ CHUYẾN ĐI CỦA BÀ HARRIS!

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

Facebooker Lê Quang Vinh

Báo chí thế giới viết nhiều chuyến đi của bà Harris. Điều này cho ta thấy tầm quan trọng của chuyến đi. VN và Singapore trở thành trọng tâm trong chiến lược xoay trục, từ Afghanistan, Trung đông sang Đông Nam Á, nói rộng ra là trong cái nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ.

Ta thấy bà Harris đã bỏ qua các đồng minh truyền thống trong khu vực như Thái Lan hay Phi. Đây là hai đồng minh có ký hiệp ước an ninh hỗ tương với Mỹ. Indonesia, quốc gia lớn nhất ĐNÁ, cũng bị bỏ qua. Quốc gia chủ tịch ASEAN hiện nay là Brunei cũng không được nhắc tới.

Chuyến đi của bà Kamala Harris, với tư cách Phó Tổng thống, trong tình trạng Tổng thống Biden lớn tuổi có những trở ngại.

Khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan. Khi bà Harris có mặt tại VN, Tòa Bạch ốc công bố một văn bản có tựa đề Tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.

Nội dung văn bản, bao gồm một số vấn đề liên quan đến VN.

Thứ nhất là vấn đề đối phó với biến đổi khí hậu, đề cập đến một vấn đề quan trọng là bảo vệ đồng bằng SCL.

Thứ hai là Mỹ hỗ trợ cho VN Phát triển và tiếp cận thị trường.

Thứ ba là việc giải quyết di sản chiến tranh.

Thứ tư là vấn đề an ninh.

Trong phần này dĩ nhiên bao gồm việc giúp đỡ VN tăng cường khả năng thực thi pháp luật và an ninh hàng hải.

Thứ năm là đầu tư vào quan hệ song phương. Việc này được thể hiện qua việc xây dựng lại Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà nội cũng như việc thành lập Tổ chức Hòa bình VN. Tổ chức Hòa bình VN là thành quả của cuộc thương thuyết kéo dài 17 năm.

Thứ sáu là hai bên VN và Mỹ đồng thuận về các vấn đề hoạt động không gian.

Thứ bảy là hỗ trợ giáo dục đại học.

Theo tôi mục đích chuyến đi của bà Harris, ngoài những cam kết còn có một thông điệp. Các cam kết là

“1/ Mỹ tiếp tục ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập.

2/ Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực và gia tăng sức để TQ phải tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và thách thức các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của họ”.

Thông điệp đó là “hai bên xem xét làm những gì có thể để nâng cấp mối quan hệ của chúng ta thành đối tác chiến lược”. Đây là một thông điệp quan trọng của tổng thống và nhân dân Mỹ đến với nhân dân VN.

Thế nào là quan hệ “đối tác toàn diện” và “đối tác chiến lược”? Quan niệm của VN ra sao và quan niệm của Mỹ ra sao?

Quan điểm của VN là trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia gồm bốn cấp độ. Thấp nhất là Đối tác (partnership). Cấp thứ hai là đối tác toàn diện (comprehensive partnership), tức là mức độ hiện nay trong quan hệ giữa Mỹ và VN. Cao hơn là cấp thứ ba, đối tác chiến lược (strategic partnership) và cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership).

Theo định nghĩa của VN quan hệ đối tác chiến lược là thuật ngữ chỉ mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ này gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh quân sự.

Bộ Công thương xác minh thông tin mì Hảo Hảo xuất khẩu chứa chất cấm

Wiki Twitter Facebook Instagram Linkedln

https://tuoitre.vn/bo-cong-thuong-xac-minh-thong-tin-mi-hao-hao-xuat-khau-chua-chat-cam-20210828090202914.htm

TTO – Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công thương) cho biết đang xác minh thông tin về việc sản phẩm mì Hảo Hảo xuất khẩu và miến Good xuất khẩu của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam được cho là phát hiện có chất cấm.

Bộ Công thương xác minh thông tin mì Hảo Hảo xuất khẩu chứa chất cấm - Ảnh 1.

Bộ Công thương đang kiểm tra thông tin mì Hảo Hảo có chất cấm – Ảnh: FSAI

Cụ thể, ngay khi nắm được thông tin cảnh báo, Bộ Công thương đã đề nghị Acecook khẩn trương báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với 2 sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good được sản xuất.

Việc báo cáo kiểm tra để đánh giá sự xuất hiện chất ethylene oxide (là chất không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế) trong sản phẩm như cảnh báo nêu.

Đồng thời, Bộ Công thương chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp rà soát toàn bộ danh mục sản phẩm do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam hiện đang phân phối trong nước, kiểm tra xác minh làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trước đó, Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) thông báo quyết định thu hồi một số sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam.

Theo thông tin từ website của FSAI đăng tải vào ngày 20-8, một số lô mì Hảo Hảo và miến Good do Công ty Acecook Việt Nam sản xuất có chứa chất ethylene oxide. Đây là chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở Liên minh châu Âu (EU).

Trong danh sách thu hồi có 3 sản phẩm, trong đó có mì Hảo Hảo tôm chua cay (77g, hạn sử dụng 24-9-2022) và miến Good (56g, hạn sử dụng 10-11-2022) là của Công ty Acecook Việt Nam. Sản phẩm còn lại là mì hải sản Yato (120g, hạn sử dụng 30-11-2022) có xuất xứ từ Trung Quốc.

FSAI nêu dù việc tiêu thụ sản phẩm bị nhiễm chất này không gây ra rủi ro cấp tính, nhưng việc tiêu thụ ethylene oxide trong thời gian dài có thể gây ra vấn đề về sức khỏe. Do đó, cần giảm thiểu tiêu thụ ethylene oxide.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết hôm nay 28-8, Cục An toàn thực phẩm sẽ có đề nghị Bộ Công thương làm rõ, bởi mặt hàng mì gói hiện do Bộ Công thương phụ trách.

Một chuyên gia về thực phẩm cho biết đã nắm thông tin về sự việc và đang tìm hiểu nguyên nhân. Chuyên gia này cho rằng rất có thể do nguyên liệu.

Bộ Công thương cho hay, theo quy định của Luật an toàn thực phẩm Việt Nam, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

N. AN