Danh-sách những Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ Hoàng-Sa ngày cuối cùng.


(bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974)

Tổng-số Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ cuối cùng ở Hoàng-Sa, bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974 gồm có 49 người, chia ra như sau: 

– 14 quân-nhân Hải-Quân,

– 25 quân-nhân Địa-Phương-Quân

– 1 người Mỹ tên Gerald Emile Kosh,

– 5 người thuộc Quân-Đoàn I & Công-Binh,

– 4 nhân-viên Khí-tượng.

Ngày 27-1-1974, Trung-Cộng thả 6 người là

Gerald Emile Kosh, 4 thương-binh Việt-Nam (gồm: 1 Hải-Quân, 2 Địa-Phương-Quân, 1 Công-Binh) & 1 Nhân-viên Khí-tượng 

Ngày 17 tháng 02 năm 1974, Trung-Cộng thả 43 người còn lại.

Danh-sách dưới đây là tài liệu riêng của ông Thuận Châu Phan Văn Khải, ghi nhận hồi tháng 2 năm 1974.

Sau 33 năm, nhiều chỗ đã bị mờ. Do đó, có thể tính danh của những người trong cuộc không mấy chính xác. Ông Thuận Châu mong quí vị thông cảm.

1/-Những SQ & BS Hải quân (1):
1-HQ Trung úy Lê Văn Trung
2-Trung sĩ Trịnh Vàng
3-Trung sĩ Phan Văn Bạc
4-Trung sĩ Đặng Văn Lân
5-Trung sĩ Thạch Cung
6-Trung sĩ Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ Lư Chấn Hưng

2/-Những SQ & BS Địa phương quân :
1-Trung úy Phạm Hy *
2-Trung sĩ Hồ Ngọc Thạch
3-Trung sĩ Phạm Trúc
4-Trung sĩ Nguyễn Đức
5-Hạ sĩ Huỳnh Tiên
6-Hạ sĩ Phùng Cư
7-Hạ sĩ Trần Hổ
8-Binh I Nguyễn Phùng
9-Binh I Nguyễn Trung Văn
10-Binh I Phan Văn Trình
11-Binh I Lê Hiền
12-Binh I Lê Kim
13-Binh I Đặng Nhứt
14-Binh I Lê Lang
15-Binh II Lê Bé
16-Binh II Nguyễn Hoàng Linh
17-Binh II Phạm Bảy
18-Binh II Lê Văn Ba
19-Binh II Đoàn Mười
20-Binh II Nguyễn Thành Nhi
21-Binh II Nguyễn Văn Đa
22-Binh II Huỳnh Văn Lang
23-Binh II Võ Văn Thắng

* Theo Th/Tá Hồng, qua lời kể của người anh là Phạm Phan, trong trại tù Kỳ Sơn-Tiên Lãnh, Trung Úy Hy đã tự sát khi miền Nam thất thủ.

3/-Những SQ & BS thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I – VICT :1-Thiếu tá Phạm Văn Hồng
2-Trung úy Võ Hà (Vũ Hà theo TT Hồng)
3-Trung úy Lê Văn Du (Lê Văn Đá theo TT Hồng)
4-Hạ sĩ Đinh Hữu Lễ

& 4/-Nhóm nhân viên khí tượng :1-Nguyễn Văn Nhượng
2-Đặng Hiền Võ
3-Nguyễn Văn Tân

TỔNG CỘNG : 43 người.

—————————————————

Tên SQ & Đoàn-Viên Hải quân được tu-chỉnh đến nay như sau:

1-HQ Trung úy Lê Văn Dũng
2-Trung sĩ CK Trịnh Chí
3-Trung sĩ PT Phan Văn Bắc
4-Trung sĩ GL Đặng Văn Lâm
5-Trung sĩ TP Thạch Cung
6-Trung sĩ TP Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ BT Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ  QK Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ TP Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ CK Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ PT  Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ VC  Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ KT Lư Chấn Hưng

Nhóm tù binh tâp trung tại trại Trại An Dưỡng Gia Ðịnh. (Hình tư liệu của Cục Tâm Lý Chiến VNCH).

(riêng Trung-Sĩ ĐT Quý đã được thả trước, vào ngày 27-1-1974.)

Đặc biệt là Gerald Kosh (người đã chứng kiến những diễn tiến ngay từ đầu) rất khen ngợi các chiến sĩ Hải quân VN, ông ghi nhận họ có kỹ luật và niềm tự hào, các Sĩ Quan HQVN rất xuất sắc.
Ngoài ra Kosh còn nhận xét là toán chiến sĩ cơ hữu thuộc HQ 4 trên đảo Cam Tuyền trội hơn quân TC đổ bộ lên đảo và đã được huấn luyện kỹ, chỉ huy giỏi.(Điện văn số 326202 ngày 01 tháng 2-1974 của ban thẩm vấn G. Kosh gởi cho Tư Lệnh/LL/HK tại Thái Bình Dương.)


Chúng tôi chân-thành cảm ơn ông Thuận-Châu Phan-Văn-Khải. Mong mỏi quý-vị nào biết hơn xin tu-chỉnh cho danh-sách này được thêm chính-xác. Chúng tôi xin cảm ơn trước.

Hai điện tín của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngày 20-21/1/1974

….
Một số tài liệu liên quan đến trận “hải chiến Hoàng Sa” được công bố trong thời gian qua cho rằng: do Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, không ứng cứu lực lượng VNCH khiến Hoàng Sa thất thủ, đồng thời ngăn cản VNCH phản công tái chiếm Hoàng Sa; hoặc do phía VNCH do tự lượng sức mình, thấy khó có thể tái chiếm Hoàng Sa nếu không có sự yểm trợ từ phía Mỹ nên đã ngưng việc phản công. Tuy nhiên, đó chỉ là những phỏng đoán chưa được kiểm chứng.


Gần đây, khi tìm kiếm các tư liệu về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúng tôi có tiếp cận hai bức điện tín do Graham Martin, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi về Washington ngay sau khi xảy ra biến cố Hoàng Sa. Nội dung hai điện tín này đề cập nhiều vấn đề, trong đó có nguyên nhân khiến VNCH hủy bỏ lệnh không kích tái chiếm Hoàng Sa.


* Bức điện thứ nhất do Đại sứ Martin gửi đến Nhà Trắng, mức độ Khẩn (immediate), đề ngày 20/1/1974. 


Bức điện gồm 8 mục, xin lượt thuật những nội dung chủ yếu như sau:


– Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã gọi điện cho Đại sứ Martin vào lúc 4g15 ngày 20/1/1974 để báo tin về tình hình nghiêm trọng ở Hoàng Sa. Cuộc gọi này thực hiện theo lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, nhằm thông qua Đại sứ Martin để báo tin đến Tổng thống Mỹ Nixon về tình hình tại quần đảo Hoàng Sa và kế hoạch hành động của chính quyền VNCH. Theo đó hải quân Trung Quốc với sự yểm trợ của 3 chiếc Mig, đã tấn công lực lượng VNCH đang đóng giữ trên các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa và Hoàng Sa, đã buộc lực lượng VNCH rút lui, để lại khoảng 70 quân nhân, có khả năng bị Trung Quốc giết hoặc bắt làm tù binh.


– Do lực lượng Trung Quốc áp đảo, NÊN NÓ DƯỜNG NHƯ KHÔNG THỰC TẾ ĐỂ CỐ GẮNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẰNG PHƯƠNG THỨC QUÂN SỰ. KỂ CẢ PHẢN CÔNG BẰNG MÁY BAY (it did not seem practical to attempt to solve the problem by military means. Even counterattack by air was not feasible). Vì vậy Tổng thống Thiệu chỉ thị cho Ngoại trưởng Bắc tiến hành các bước đi ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận. Theo đó, VNCH sẽ đưa vụ việc ra Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (LHQ); thông báo với SEATO về hành động xâm lược của Trung Quốc; cân nhắc đưa vụ việc tranh chấp ra tòa án công lý quốc tế. Tuy nhiên, VNCH chưa quyết định việc này vì e ngại Trung Quốc sẽ không chấp nhận ra tòa. 


– Thông báo cho các bên tham gia ký kết Hiệp định Paris (1973) rằng Hiệp định quy định tất cả các bên đều phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, và Trung Quốc là một bên tham gia ký kết Hiệp định này. Ngoại trưởng Bắc cũng kêu gọi một cuộc họp với các phái đoàn ngoại giao ở Sài Gòn về vụ việc và yêu cầu sự hỗ trợ từ chính phủ của họ.


– Đại sứ Martin hứa với Ngoại trưởng Bắc là sẽ cập nhật tình hình cho Ngoại trưởng Mỹ, bấy giờ là Henry Kissinger, và sẽ liên lạc với ông Bắc ngay khi có phản ứng chính thức từ Washington, đồng thời nói rằng nếu VNCH đưa vụ việc ra Hội đồng bảo an LHQ thì Mỹ sẽ lên tiếng nhưng cần cân nhắc đến những tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa của các đồng minh khác của Mỹ như Đài Loan và Philippines.


– Đại sứ Martin nghĩ rằng VNCH cần xem xét lại mối nghi ngờ khi đưa vấn đề ra Tòa án La Haye, kể cả khi Trung Quốc từ chối ra tòa thì việc này cũng chứng tỏ là VNCH đã chọn giải pháp hòa bình thay cho vũ lực. Điều này rõ ràng là có ích trong việc duy trì sự liên lạc sau này.


* Bức điện thứ hai do Đại sứ Martin gửi cho Tướng Brent Scowcroft, là trợ lý của Henry Kissinger trong Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ dưới trào Nixon, mức độ Khẩn (immediate), đề ngày 21/1/1974. 


Bức điện gồm 10 mục, xin lượt thuật những nội dung chủ yếu như sau:


– Thông báo cho Brent Scowcroft biết diễn biến tình hình, để Brent Scowcroft báo cho Kissinger biết và quyết định cách tiếp cận của ông ta đối với Trung Quốc, nếu có. Martin cho rằng sự hiện diện của Tổng thống Thiệu ở Đà Nẵng tại thời điểm này đã tạo ra áp lực vô hình không cần thiết để xử lý vụ việc. Nếu như ông Thiệu có mặt ở Sài Gòn thì phía Mỹ sẽ biết được dự định của ông ấy và tham vấn cho ông Thiệu những hành động hợp lý hơn. Martin nói rằng, SÁNG NAY TÔI NGHE NÓI ÔNG THIỆU ĐÃ RA LỆNH CHO KHÔNG LỰC VNCH NÉM BOM QUÂN TRUNG QUỐC Ở HOÀNG SA. LỆNH ĐÓ ĐÃ ĐƯỢC ĐÌNH CHỉ. (I heard this morning he had ordered RVN airforce to bomb Chinese forces in Paracels. That has been stopped).


– Cân nhắc việc tư vấn cho chính quyền VNCH rút đơn vị đồn trú ra khỏi đảo Nam Yết ở Trường Sa hay chờ đợi trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục xâm phạm Trường Sa. 


– Khẳng định Mỹ KHÔNG THỂ THAM GIA TRỰC TIẾP TRONG CUỘC TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC ĐỒNG MINH LÂU ĐỜI LÀ VNCH, ĐÀI LOAN VÀ PHILIPPINES, HOẶC GIỮA NHỮNG NƯỚC NÀY VỚI TRUNG QUỐC MÀ MỸ ĐANG HY VỌNG XÂY DỰNG MỘT MỐI QUAN HỆ NHIỀU HƠN TRONG TƯƠNG LAI (We cannot, I think, become directly involved in the disputes over sovereignty between our old allies – the RVN, the ROC, and the Philippines. Or between them and the PRC with whom we would hope to build a more forthcoming relationship).


– Sử dụng tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế (ICRC) để yêu cầu các bên trao trả tù binh và những binh lính tử trận, tốt nhất là tiến hành trước dịp Tết (Giáp Dần, 1974) và nơi thực hiện việc trao trả này là ở đảo Hải Nam hay Đại lục thì sẽ thuận tiện hơn so với việc trao trả ở đảo Hoàng Sa.


– Xác minh việc hãng tin UPI ở Sài Gòn đưa tin “có một người Mỹ là (Gerald) Kosh bị Trung Quốc bắt giữ tại trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa”, xem thử ông ta đã bị giết hay bị bắt giữ.


– Dựa vào những quan sát của phái đoàn Mỹ tại Liên hiệp quốc để khuyên Việt Nam chỉ gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Hội đồng bảo an, nhưng không thông tin cho báo chí và chắc chắn là không phải để bỏ phiếu (lên án Trung Quốc). 


– Đại sứ Martin cho biết Tổng thống Thiệu muốn gửi thư cho Tổng thống Nixon yêu cầu can thiệp và lên án Trung Quốc, nhưng Martin đã tìm cách ngăn cản việc gửi lá thư này đến Nixon, mà chỉ đề nghị Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc yêu cầu chính phủ VNCH đưa sự vụ ra Tòa án quốc tế và gửi báo cáo tới SEATO. Dùng ảnh hưởng của cá nhân để kiềm chế bất cứ hành động thiếu cân nhắc nào của Tổng thống Thiệu.


– Cân nhắc để tìm cách sử dụng sự kiện đáng tiếc này theo cách tiến hành các mục tiêu tổng thể của Mỹ; tìm cách tiếp cận với Trung Quốc theo các hướng có ích. Không đề nghị Trung Quốc trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, vì Trung Quốc đã chiếm được nó và rõ ràng là không muốn trả lại. Chỉ khuyến nghị Trung Quốc trao trả cho VNCH những người tử trận và tù binh trong dịp Tết (Giáp Dần 1974); Giúp VNCH bảo vệ Trường Sa và những mỏ dầu tiềm năng ở đó… 


Nhìn lại hai điện tín của Đại sứ Mỹ Graham Martin gửi về Washington, thấy rằng quan điểm của Martin trong việc giải quyết hậu quả “biến cố Hoàng Sa” là: không hỗ trợ VNCH giành lại Hoàng Sa, bỏ mặc cho Trung Quốc chiếm đóng quần đảo này; ngăn không cho chính quyền VNCH, đặc biệt là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, có những hành động có thể gây phương hại cho mối quan hệ Mỹ – Trung đang ấm dần lên; ủng hộ VNCH lựa chọn giải pháp hòa bình (ngoại giao và pháp lý) đối với vấn đề xung đột ở Hoàng Sa, mà không dùng giải pháp quân sự. 


Tuy nhiên, phía Mỹ không trực tiếp yêu cầu VNCH hủy bỏ việc dùng không quân để phản công giành lại Hoàng Sa. Chính ông Nguyễn Văn Thiệu đã bỏ ý định này sau khi cân nhắc tương quan lực lượng và biết được thái độ của Mỹ đối với vấn đề Hoàng Sa. Song, Martin cũng khẳng định là sẽ giúp VNCH giữ Trường Sa trong trường hợp Trung Quốc manh động xâm phạm quần đảo này. Như vậy có thể thấy rằng Mỹ quyết định buông Hoàng Sa cho Trung Quốc nhưng với Trường Sa thì không.
T.Đ.A.S. (tóm lượt)
Nguồn: Anhson.tranduc
_________

Công điện của đại sứ Mỹ Graham Martin tại Việt Nam, gửi ông Brent Scowcroft vào lúc 9 giờ 25 ngày 21 tháng Giêng 1974. (Brent Scowcroft  là một tướng lãnh không quân hồi hưu, và vào thời điểm nhận công điện này ông là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia trong chính phủ  của tổng thống Gerald Ford)


Tài liệu tham khảo : 

[1] Dưới đây là bản dịch bức công điện, những chữ viết nghiêng trong ngoặc đơn, do người dịch (ông Nguyễn Đạt Thịnh) thêm vào để bạn đọc dễ hiểu hơn.

1. Có thể ông nên chuyển cho ông Henry (Kissinger)  biết những nhận xét dưới đây để ông ta quyết định về cách tiếp cận với PRC (People’s Republic of China-Trung Cộng ).

2. Reftel (Reference Telegram-sở điều nghiên điện tín) cung cấp lời giải đáp cho nhiều câu hỏi được nêu lên. Đọc lại quân sử Hải Quân cũng là điều thích thú. Cuối cùng thái độ khôn ngoan vẫn là hành động – phải làm một điều gì đó, chứ đừng ngồi chịu trận. Nhu cầu cần hành động  lại trở thành cần thiết hơn (chú thích: cần thiết cho Mỹ) vì sự có mặt của tổng thống Thiệu tại Đà Nẵng, và vì cái thế của ông ta không thể tỏ ra thụ động  trước  diễn biến được đơn giản diễn dịch là hành động xâm lăng trắng trợn (hành động của Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa) Nếu ông Thiệu đang ở Sài Gòn, và nếu tôi biết việc ông ta muốn làm, có thể tôi đã thuyết phục ông ta hành động hợp lý hơn.

Thí dụ: SÁNG NAY TÔI NGHE NÓI ÔNG TA RA LỆNH CHO KHÔNG QUÂN VIỆT NAM  OANH TẠC LỰC LƯỢNG  TRUNG QUỐC TẠI ĐẢO HOÀNG SA. VIỆC ĐÓ ĐÃ ĐƯỢC NGĂN CHẶN.

3. Vấn đề cần đặt ra là tình hình này sẽ đưa chúng ta tới đâu. Chúng ta nên khuyến cáo chính phủ Việt Nam làm gì về đồn binh  Nam Yết  của họ. Bảo họ rút quân à? Hay khuyên họ tăng cường lực lượng? Hay khuyên họ ngồi đó, chờ xem? Tin Hải Quân báo trước việc chiến hạm (Trung Cộng) được gửi tới Nam Yết  hôm 15. Nhiều bản nghiên cứu địa chất đang được tiết lộ, cho biết có thể có một khối lượng dầu khổng lồ nằm dưới lòng biển Nam Hải; nếu không có tiềm năng dầu hoả  thì vùng biển này đã chẳng có giá trị gì.Do đó mà cuộc tranh chấp càng gay go hơn. Tôi nghĩ chúng ta không thể trực tiếp liên can vào cuộc tranh chấp chủ quyền giữa những nước  đã từng là đồng minh của chúng ta như  Việt Nam Cộng Hoà, Đài Loan và Phi Luật Tân; hoặc giữa những nước này  với PRC (Trung Cộng) nơi chúng ta đang xây dựng một tương quan sắp tới. Tuy nhiên, có thể chúng ta cũng không cần gây thương tổn cho bất cứ nước nào bằng cách êm thắm lui vào hậu trường – lập trường cố hữu của chúng ta vốn vẫn chống việc dùng sức mạnh để giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ;  và một lập trường cố hữu khác là nhờ ICRC (International Committee of the Red Cross-Hồng Thập Tự Quốc Tế) giúp thực hiện việc  trao đổi thương binh và tử sĩ.

4. Nếu PRC (Trung Cộng) thuận theo lời yêu cầu của Việt Nam trao trả những thương binh, tử sĩ dưới sự giám sát của ICRC, thì đây sẽ là một lợi khí cho chúng ta để đòi DRV (Democratic Republic of Vietnam – Việt Cộng) một chính sách trao đổi tù binh rộng rãi hơn, điều mà họ vẫn đắp mô gây trở ngại trong những cuộc hội đàm TPJMC (Two-Party Joint Military Commission-Uỷ Ban Quân Sự Hai Bên). Ngoài ra, nếu Trung Cộng -dưới danh nghĩa  “thương binh” mà trao trả toàn bộ tù binh như một món quà Tết, thì chúng ta lại có một lợi khí mạnh hơn để dùng với  Bắc Việt.

5. Tôi vừa nhận được bản tin FBIS (Foreign Broadcast Information Service-tin hải ngoại) của NCNA (New China News Agency – hãng thông tấn  Tân Hoa Xã), viết là, “những người phía bên kia bị bắt  trong cuộc chiến tranh tự vệ này sẽ được trả về nước vào thời điểm thuận tiện.” Thời điểm đó  – đối với cả người Việt lẫn người Tầu – là ngày Tết. Dĩ nhiên, chúng ta không biết những người bị bắt còn trên đảo Hoàng Sa hay họ đã bị đưa về đảo Hải Nam hoặc vào Trung Quốc lục địa; nếu họ còn trên đảo Hoàng Sa thì việc đưa họ trở về Việt Nam sẽ dễ hơn.

6. Chuyện về anh Kosh hơi phức tạp, vì hãng thông tấn UPI Sài Gòn biết chuyện này qua nguồn tin Việt Nam, họ chỉ biết anh là “một người Mỹ làm việc tại đài khí tượng Hoàng Sa, và coi như đã bị Trung Cộng bắt.” Chỉ tóm tắt có ngần đó; họ không biết đến cả tên anh Kosh và không biết Kosh là một nhân viên dân sự của DAO (Defense Attache Office – Văn Phòng Tuỳ Viên Quân Sự).  UPI có hỏi ý chúng tôi, và chúng tôi không yêu cầu họ bỏ hay khoan phổ biến tin về Kosh, nhưng chỉ nói là nếu họ hoãn được 24 tiếng đồng hồ thì việc trả tự do cho Kosh sẽ dễ dàng hơn. Văn  phòng UPI Sài Gòn, chuyển lời yêu cầu này cho Bill Landry,  người đặc trách tin quốc ngoại tại văn phòng UPI Nữu Ước. Không biết anh này quyết định như thế nào.

7. Về mặt ngoại giao, chúng tôi dựa vào USUN (US Mission to the UN-Phái Đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc) để khuyến cáo chính phủ Việt Nam chỉ nên đơn giản khiếu nại với Hội Đồng Bảo An  Liên Hiệp Quốc, nhưng đừng đòi hỏi điều trần và cũng đừng đòi biểu quyết. Thiệu muốn gửi thư cho tổng thống Nixon yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp và lên án Trung Cộng. Tôi đã bảo  ông Thiệu đừng gửi  lá thư đó, vì thư ông viết  sẽ bị trả lời không thuận lợi, tôi còn cho ổng biết  chính bản thân tôi, tôi cũng sẽ khuyến cáo Nixon trả lời từ khước. Chúng tôi còn khuyến cáo ngoại trưởng (Vương Văn) Bắc là chính phủ Việt Nam nên đưa vấn đề ra trước Toà Án Quốc Tế, và  đặt nhẹ vấn đề tại SEATO  (Southeast Asia Treaty Organization – Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á).

8.  Có thể tình hình này đem lại nhiều điều tốt. Chắc chắn tôi có thể gây ảnh hưởng mạnh hơn trong việc ngăn cản Thiệu không hành động thiếu cân nhắc, và cởi mở hơn với Lê Đức Thọ  trong việc trao đổi tù binh, và việc chính phủ Việt Nam  đề nghị  hạ thấp cường độ chiến tranh, bằng cách  giảm bớt  việc sử dụng súng cối, hoả tiễn, mìn, và mọi hình thức sát hại thường dân vô tội. Và, trên tất cả mọi việc,  việc thắt chặt hệ thống  chỉ huy và kiểm soát quân sự, rồi  nới rộng quyền cho Khiêm  phối hợp nội các dân sự là cần thiết hơn cả.

9. Cần nhắc lại, chúng ta phải tìm cách lợi dụng việc vừa xẩy ra (chú thích: lợi dụng việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa), dù việc đó đáng tiếc; lợi dụng bằng cách tiến xa hơn trong những  mục tiêu chung của Hoa Kỳ. Không tha thiết và rất vô tư, tôi tin tưởng là chúng ta nên âm thầm đến với Trung Cộng theo lộ trình tôi đề nghị. Tôi không đề nghị việc Hoa Kỳ đòi trả Hoàng Sa cho Việt Nam. Trung Cộng đã  chiếm được, chắc chắn họ sẽ không trả lại. Chúng ta chỉ yêu cầu họ đáp ứng lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam – hoàn trả cả thương binh lẫn tử sĩ lại cho Việt Nam, và thêm vào nữa, Trung Cộng có thể nhân ngày Tết thực hiện cuộc trao trả đó. Tôi nghĩ PRC (Trung Cộng) sẽ hiểu ngầm được  là chúng ta thầm lặng chấp nhận việc họ chiếm  Hoàng Sa  như một  “việc đã rồi.” Hành động như vậy, chúng ta có thể giữ lại Trường Sa , và khối lượng dầu hoả quanh quần đảo này cho chính phủ Việt Nam. Tôi tin là chính phủ Việt Nam sẽ  thất bại  trước cuộc hành quân mà  Trung Cộng  đã  chuẩn bị kỹ lưỡng.

10. Nhìn kỹ lại, tôi thấy chúng ta sẽ thực sự hưởng thụ cùng với  Trung Cộng (chú thích: cùng nhau hưởng thụ trong việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa !), trong lúc chúng ta vẫn có vẻ giúp Việt Nam thực hiện hành động hợp lý duy nhất là khiếu nại. Và, nhìn từ khoảng cách  này, tôi không thấy một nguy hiểm nào có thể xẩy ra vì chúng ta hành động như tôi đề nghị. Toàn văn điện tín mật của Đại sứ Maritin như sau theo tài liệu giải mật lưu trữ ở thư viện Tổng Thống Gerald R. Ford :[Source: 417, SECRET, DECLASSIFIED, E.O. 12356, Sec. 3.4, MR 94-86, $26, 8/9/94. By NARA, Date 8/19/94. Photocopy from Gerald R. Ford Library] “210925Z JANUARY 1974 VIA MARTIN CHANNELSAIGON 0587 IMMEDIATEJANUARY 21, 1974TO GENERAL BRENT SCOWCROFTFROM: AMBASSADOR GRAHAM MARTINREFS: A) WH 40327; B) SAIGON 9241. You may wish to bring these further observations to Henry’s attention before he decides on the nature of his approach, if any, to the PRC.

2. Reftel provides answers to questions posed. The Naval Log is interesting to review. Characteristic caution which was countered in the end by compulsion not just to sit there and take it but to do something. This compulsion reinforced by President Thieu’s physical presence in Danang and consequent intangible pressure from necessity not to appear passive faced with what was too easily summarized as clear aggression. Had he been here in Saigon, and had we known about what he was contemplating, we could have probably talked him into more reasonable course of action. For example, I HEARD THIS MORNING HE HAD ORDERED RVNAF TO BOMB CHINESE FORCES IN PARACELS. THAT HAS BEEN STOPPED.

3. Question is where we go from here. What. for example, do we advise GVN to do about their garrison at Namyit Island in the Spratleys. Withdraw it? Reinforce it? Or sit and wait? Naval Log shows despatch of ship to Namyit on 15th. According to preliminary seismological reports beginning to leak, there is probably enormous quantities of oil under the South China Sea in the vicinity of these otherwise worthless bits of real estate.Therefore, the stakes are pretty high. We cannot, I think, become directly involved in the disputes over sovereignty between our old allies – the RVN, the ROC, and the Philippines. Or between them and the PRC with whom we would hope to build a more forthcoming relationship. However, it would not seem that we would necessarily jeopardize any of them by reiterating quietly and behind the scenes, our traditional position opposing use of force to settle territorial disputes, and such equally traditional positions as the use of the ICRC to facilitate immediate return of dead and wounded.

4. Indeed, if the PRC were to accede to the GVN request to return the dead and wounded under ICRC auspices, it would be a rather large stick to use to push the DRV into a more forthcoming attitude on the current “prisoner exchange” issue which they are stalling now in the TPJMC discussions. If, in addition, the PRC would use the rubric of “wounded” to return all the prisoners as a Tet gesture, it would be an even greater weapon to use on the DRV.

5. I have just been handed FBIS transcript of Peking NCNA Domestic Chinese 210112Z which says, inter alia “persons captured from the other side in this war of self-defense will be repatriated at an appropriate time.” In both Chinese and Vietnamese context there could be no more appropriate time than Tet. Of course, we do not know if the captured are still on Pattle Island or have been removed to Hainan or to the Mainland. It would, of course, be much easier to repatriate them from Pattle Island.

6. Question of Kosh further complicated by fact that UPI Saigon has story from Vietnamese sources that “American with meteorlogical station on Pattle Island now presumably captured by Chinese.”This is all they have. They do not have his name or fact that he is DAO civilian employee. When queried we did not ask they kill or hold story but observed if it not carried for 24 hours, it might greatly facilitate release. UPI Bureau Saigon is so recommending to Bill Landry, Foreign Editor, UPI, in New York. What he will decide we do not know.

7. On the diplomatic front we have based on observations of USUN, advised GVN to simply file complaint with Security Council but not to press for hearing and certainly not for vote. Thieu wishes despatch letter to President Nixon requesting intervention and condemnation of PRC. We have strongly advised no such letter be sent, since there could be only negative reply, adding that I would myself recommend such a negative reply, We have recommended to Foreign Minister Bac that the GVN take its case to the International Court, and to play any report to SEATO very low key,

8. Out of all this may come a great deal of good. Certainly I shall be able to exert a greater influence in both restraining Thieu from any further ill-considered actions and also in being more forthcoming to meet any give, if any, in Le Duc Tho’s intransigence on prisoner exchange and the GVN proposal on the lowering the intensity of violence by refraining from use of mortars, rockets, and mines and other mass killers of innocent civilians. And, above all, on tightening up both his military command and control apparatus and give Khiem more power to coordinate the civilian ministries.

9. On balance, we should be looking for ways to use this incident, regrettable as it is, in ways which advance our overall objectives. Dispassionately and objectively I still believe low key approach to Chinese along lines I suggested might be useful. I do not suggest we insist they give the Paracels back to the GVN. They have them, and obviously they are not going to return them. Our recommendations that they accede to GVN request for return of dead and wounded and, further, that they may wish to use Tet to generously return all the prisoners are really, and I think would be perceived by the PRC to be, a tacit acceptance of their “fait accompli”. It just might, also, save the Spratleys and the possible oil under them for the GVN. It is just not credible to me that this incident is not one where the GVN stumbled into a PRC operation already well under way.

10. On balance, it seems to me that we would really gain with the PRC and at the same time appear to have done the only thing it makes sense for us to do for the GVN out of all that they have and will request. And, looking at it from this distance, there seems little, if any, danger that could possibly accrue to us from taking this initiative.

Trích từ nguồn: Chinhnghia

Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Trung Quốc đã có âm mưu chiếm đảo của Việt Nam từ lâu

Trung Quốc đã nhiều lần huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

© Ảnh : PLA Daily

Sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo do Việt Nam Cộng hòa quản lý, Infonet dẫn tư liệu lịch sử khẳng định.

Những bước chuẩn bị dài lâu

Cách đây vừa tròn 45 năm, ngày 19/1/1974, Hải quân Trung Quốc đã có trận đấu súng chóng vánh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa để rồi sau đó chính thức chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa một cách phi pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không nhận được bất kỳ sự công nhận nào của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chủ quyền của quần đảo này. Như vậy, Hoàng Sa vẫn là vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

Đại tướng Lê Đức Anh ở quần đảo Trường Sa năm 1988 (

© ẢNH: ẢNH TƯ LIỆUThảm sát Gạc Ma: Lời thề của Đại tướng Lê Đức Anh ở Trường Sa năm 1988

Là quốc gia cùng ký hiệp định Geneve năm 1954, Trung Quốc hiểu hơn ai hết Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam, được thế giới công nhận và được giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý.

Khi thành lập 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát rất ít trong số 4 quần đảo, bãi ngầm tại biển Đông, cũng như không kiểm soát được khu vực đảo Đài Loan. Trung Quốc lúc này đã phải đối đầu với các thách thức, chẳng hạn từ chính quyền Quốc Dân Đảng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cũng như trên các đảo ngoài khơi khác tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen).

Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối.

chiến tranh Việt Nam

© SPUTNIK / RIA NOVOSTIVì sao Việt Nam nên thừa nhận thể chế Việt Nam Cộng Hòa?

Ngày 1/6/1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, nhà nước Cộng hòa Pháp cũng lên tiếng xác nhận.

Ngày 22/8/1956, hải lục quân VNCH đổ bộ lên đảo chính của Hoàng Sa, dựng bia, kéo cờ. Trong cùng ngày, lực lượng hải quân tỏa ra đổ bộ lên các hòn đảo chính thuộc Trường Sa, dựng các cột đá chủ quyền.

Tháng 10/1956, hải quân Đài Loan chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Tranh thủ cơ hội, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lập tức nhảy vào chiếm đảo Phú Lâm.

Hoàn cảnh lịch sử phức tạp lúc này tạo ra những thách thức vô cùng lớn với chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Cuộc chiến tranh Lạnh đang bước vào thời kỳ gay cấn, căng thẳng đã ít nhiều chi phối đến thực thi chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo. Trung Quốc đã triệt để tận dụng thời khắc đó để trục lợi và lên kế hoạch xâm chiếm.

Chính quyền VNCH đã liên tục khẳng định chủ quyền, phản đối các hành động chiếm đóng trái phép của nước ngoài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng táo bạo và bất chấp lẽ phải, luật pháp quốc tế để sử dụng vũ lực nhằm xâm chiếm và kiểm soát hoàn toàn quần đảo này.

Trung Quốc đã thực hiện việc sử dụng vũ lực vào một bối cảnh khiến vị trí của họ trong tranh chấp đã bị suy giảm khi: i) Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tích cực mở rộng sự có mặt trên Hoàng Sa; ii) và các lợi ích ngày càng thấy rõ của biển khơi, đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ, khi thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. 

Tập trận bắn đạn thật trên đảo Thuyền Chài.

© ẢNH: NGUYỄN VIẾT THÁI/PETROTIMESTrung tá Mỹ: Lính Trung Quốc hiểu “Vòng tròn bất tử” là lời thề bảo vệ Gạc Ma bằng mọi giá. Và cuộc thảm sát bắt đầu…

Trung Quốc, khi nhìn thấy những lợi ích của các vùng biển này, đã quyết định phải kiểm soát được tất cả các đảo thuộc Hoàng Sa, vì trước đó, khoảng giữa những năm 1950, các đoàn tàu thương mại của Trung Quốc đã buộc phải đi qua vùng biển cạnh khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen).

Tuy Việt Nam Cộng hòa không tỏ ra có hành động đe dọa nào đối với Trung Quốc tại nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite), với ý định mỗi bên sẽ kiểm soát các khu vực biển thuộc xung quanh nhóm đảo mà họ đang kiểm soát, nhưng các hành động này của Việt Nam Cộng hòa đã làm suy giảm lợi thế của Trung Quốc. Và, vì thế, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự như một biện pháp để phục hồi lại vị thế lợi ích của mình tại đây.

Vào đầu những năm 1970, các lợi ích từ tài nguyên biển trên biển Đông trở nên rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực mà các bên tranh chấp.

Năm 1970, Philippines hoàn thành việc khảo sát địa chấn tại các vùng nước xung quanh Trường Sa, và năm 1971 bắt đầu tiến hành khoan thăm dò. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông. Tháng 1 và tháng 3/1973, Việt Nam Cộng hòa cũng đã cho tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực xung quanh nhóm đảo Nguyệt Thiềm.

Còn tháng 12/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công bố cho thấy triển vọng của các giếng dầu ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, phía bắc của quần đảo Hoàng Sa.

Với những giá trị kinh tế của các nhóm đảo ngoài khơi ngày càng gia tăng, các quốc gia khác cũng bắt đầu giành lấy những cấu trúc tại Hoàng Sa, Trường Sa, ở những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không có sự hiện diện nào. Để củng cố cho các yêu sách của mình, Philippines đã chiếm 5 đảo và đá tại Trường Sa trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1971. Đây là lần đầu tiên Philippines có sự hiện diện tại vùng lãnh thổ tranh chấp này.

Phải chăng Việt Nam đang liều chọc giận Bắc Kinh khi nạo vét ở Biển Đông?

© REUTERS / TREVOR HAMMONDViệt Nam không cho phép Trung Quốc coi Biển Đông là của họ

Tháng 9/1973, Việt Nam Cộng hòa tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào địa bàn tỉnh Phước Tuy. Các hành động của các quốc gia này chỉ trong chưa đầy 3 năm đã đẩy Trung Quốc vào thế bất lợi trong tranh chấp này.

Để đáp lại những hành động đó, Trung Quốc quyết định mở rộng sự hiện diện của mình trên những hòn đảo ngoài khơi biển Đông, nơi có ít sự trợ giúp của các lực lượng hải quân của các quốc gia khác.

Đặc biệt, sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo thuộc do Việt Nam Cộng hòa quản lý.

Trung Quốc đã sử dụng các ngư dân để gia tăng sự hiện diện của họ trên vùng biển nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) từ năm 1973. Ngày 9/1/1974, các ngư dân Trung Quốc từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đảo Hoàng Sa (Pattle) — nơi mà Việt Nam Cộng hòa đang đóng quân trên đó. Ngày 11/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc công khai thách thức Tuyên bố tháng 9/1973 của Việt Nam Cộng hòa.

Giữa tháng 1/1974, các tình huống đối đầu trở nên căng thẳng hơn. Tiếp theo các tuyên bố của Bắc Kinh, Sài Gòn gửi thêm một số tàu chiến tới khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen), trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Từ đó đã dẫn tới sự kiện ngày 19-20/1/1974, mà sau đó Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự của mình.

Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

© ẢNH: ẢNH TƯ LIỆU/ TUỔI TRẺBốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974

Trước khi tiếng súng bắt đầu nổ ra tại Hoàng Sa vào lúc 10h25′, ngày 19/1/1975, ngày 16/1/1974, Chính phủ VNCH đã tuyên cáo rộng rãi với thế giới bác bỏ những luận cứ vô lý của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng lịch sử, pháp lý được thế giới công nhận của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau khi phát hiện sự có mặt của quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại vùng Hoàng Sa với cờ dựng trên các đảo Quang Anh (Money), Hữu Nhật (Robert), lực lượng quân đội VNCH được tăng cường với khu trục hạm Trần Khánh Dư, tuần dương hạm Trần Bình Trọng, hộ tống hạm Nhật Tảo. Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ của quân đội Trung Quốc. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hòa (Duncan) và một đảo khác.

Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương duyệt đội danh dự trên đảo Phan Vinh.

© ẢNH: NGUYỄN VIẾT THÁI/PETROTIMESCon trai cựu Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ: Tôi muốn người Mỹ biết rõ về cuộc thảm sát ở Gạc Ma 

Lực lượng hai bên bắt đầu chuẩn bị, các chiến hạm cách nhau chừng 200m. Cuộc hải chiến bắt đầu diễn ra vào lúc 10h25′ ngày 19/1/1974. Một chiến hạm của TQ bị bốc cháy. Các chiến hạm của TQ mang số 281, 182 dồn sức đánh trả khiến chiến hạm Nhật Tảo bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, hạm trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh.

Sau hơn 1 giờ giao tranh, hai chiến hạm của TQ chìm, 2 chiếc khác bị bắn cháy. Bên lực lượng VNCH ngoài hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, còn có một số chiến hạm bị thương tổn, trong đó có một số binh sĩ bị bắt và mất tích.

Lầu Năm Góc khi đó được chính quyền Sài Gòn yêu cầu can thiệp, nhưng quyết định đứng ngoài cuộc xung đột. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Arthur Hummel cho chính quyền Sài Gòn biết Mỹ không quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa.

Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN) đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 26/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 14/2/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Nếu như Mỹ là đồng minh của Chính phủ VNCH đã làm ngơ cho Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa thì Liên Xô lại phản đối. Ngày 27/1/1974, Báo Pravda (Sự thật) của Đảng Cộng sản Liên Xô đã có bài xã luận lên án gay gắt hành vi xâm lược bằng vũ lực của Trung Quốc và cảnh báo âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Đông Nam Á. Bài xã luận khẳng định: “Hành động quân sự của Trung Quốc tại Hoàng Sa như một chủ trương bành trướng lãnh thổ là đe dọa cho các quốc gia châu Á. Việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp đất đai, lãnh thổ  là không thể nào tha thứ”.

Tập Cận Bình thị sát diễu binh hải quân ở Biển Đông

© ẢNH: MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA“Trung Quốc ra tay ở Biển Đông quá nhanh”

Một số nước Nam Á đã lên tiếng phản đối hành vi dùng vũ lực của Trung Quốc.

Ngày 30/3/1974, đại biểu chính quyền VNCH khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tài Viễn Đông họp tại Colombia. Ngày 14/2/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

Mặc cho những sự phản đối này, Trung Quốc vẫn chiếm giữ trái phép toàn bộ Hoàng Sa và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng trên quần đảo cho đến nay. Nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975 luôn tuyên bố khẳng định rõ ràng chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Sự thật về trận Hải chiến Hoàng Sa

HQ Trung tá Lê Văn Thự (VNCH)

Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xảy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng cửa tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra.

Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, Hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai.

Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói. Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam Cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào.

Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Bốn chiến hạm của hải quân Việt Nam cộng hòa tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng.Tôi biết trong Hải quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải quân, còn nói thật thì họ cho là mất mặt Hải quân.Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa.

Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao, kẻ trình độ thấp, do đó xin quí vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung úy Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xảy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xảy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến. Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ-4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được ?

Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật.Ông Dân nói Trung Cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung Cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dãy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xảy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.

Ông Dân viết: « Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cánh giữa chúng tôi ngày càng xa và hạm trưởng HQ-16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn » . Đây là chuyện không có. Sự thật, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến , HQ-10 đã làm đúng những gì tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1 năm 1974 trước ngày khai chiến 19 tháng 1 năm1974.Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn bằng.Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung Cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ-5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật là HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.Nếu HQ-4 và HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì không thấy ông Dân nói đến !Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân. Và sau đây là những gì xảy ra trong trận chiến mà tôi đã chứng kiến. Trước khi nói đến trận đánh, tôi xin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa.

Việt Cộng bác bỏ đề nghị của VNCH lên án vụ TC chiếm Hoàng Sa

Việt Cộng bác bỏ đề nghị của VNCH lên án vụ TC chiếm Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa (gọi chung là Paracels) cách bờ biển Đà Nẵng 180 hải lý về phía đông. Như quí vị thấy trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa gồm một số đảo ghi trong bản đồ quây quần nhau làm thành một lòng chảo, muốn vào bên trong lòng chảo đó phải theo hai lộ trình mà chúng tôi thường gọi là cái « pass ». Một cái ở giữa đảo Hoàng Sa và đảo Cam Tuyền. Cái kia ở giữa bãi đá ngầm Antelope và đảo Quang Hòa.

Bản đồ này tỷ lệ xích quá nhỏ nên các đảo chỉ bằng lóng tay hay chỉ là những dấu chấm. Hoàng đảo Hoàng Sa không chỉ có bấy nhiêu đảo trong bản đồ mà còn một số đảo khác nữa nằm rải rác ở phía đông bắc. Những đảo trong bản đồ là những đảo tận cùng phía nam của quần đảo Hoàng Sa . Nhìn vào bản đồ, quí vị thấy các đảo rời nhau, có khoảng trống ở giữa, những tàu bè không chạy qua được vì đá ngầm và san hô ở dưới mặt nước, chỉ ra vào lòng chảo bằng hai cái « pass » tôi nói ở trên.

Quần đảo Hoàng Sa có đảo dài, có đảo cao nhưng cũng chỉ cao hơn mặt biển chừng vài chục thước. Các đảo phần nhiều trơ trụi, hiếm có cây cao, toàn đá lởm chởm, chỗ cao chỗ thấp, ít có nơi bằng phẳng. Gần bờ thì có đá ngầm, san hô. Hết đá ngầm, san hô thì biển rất sâu. Đáy biển cũng có đá nên neo tàu không an toàn. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa không thể lập căn cứ hải quân được vì không có chổ ẩn núp cho tàu bè, chỉ có thể lập căn cứ trên đảo mà thôi.

Hải chiến Hoàng Sa HQ-4

Hải chiến Hoàng Sa HQ-4Tất cả các đảo đều không có nước ngọt, trừ đảo Hoàng Sa mà chúng tôi thường gọi là « đảo khí tượng » vì có đài khí tượng do người Pháp thiết lập và sau này luôn luôn có nhân viên khí tượng Việt Nam làm việc cho đến ngày trận chiến Hoàng Sa xảy ra.

Người Pháp xây một hồ chứa nước bên trong nhà, có các máng xối hứng nước mưa chuyền vào bên trong hồ chứa để dùng cho cả năm. Trên đảo Hoàng Sa mấy năm đầu tiên có một trung đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ. Về sau vì nhu cầu chiến trận, Thủy Quân Lục Chiến phải rời đảo và được thay thế bởi Địa Phương Quân của tiểu khu Quảng Nam. Họ phải ở trên đảo Hoàng Sa vì chỉ đảo này mới có nước ngọt. Thủy Quân Lục Chiến hay Địa Phương Quân đều được trang bị xuồng cao su để di chuyển quanh các đảo mà kiểm soát. Sau khi biết tổng quát vị trí các đảo, quí độc giả có thể theo dõi diễn tiến trận chiến Hoàng Sa sau đây.

Tôi cũng xin thưa trước là những gì xảy ra tôi không nhớ chính xác giờ giấc, chỉ phỏng chừng. Nhưng những sự kiện thì xác thực. Ngày giờ và sự kiện xảy ra đều có ghi trong «nhật ký hải hành» và «nhật ký chiến hạm» nhưng nay không có thể tham khảo được.

Ngày 15 tháng 1 năm 1974 tàu tôi, HQ-16, được lệnh ra công tác đảo Hoàng Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu tá bộ binh thuộc Quân đoàn 1 (mà nay tôi không còn nhớ tên). Tàu khởi hành tối ngày 15 tháng 1 năm 1974 và đến Hoàng Sa sáng 16 tháng 1 năm 1974. Khi đến nơi, Địa Phương Quân trên đảo thấy tàu đã lái xuồng ra đón viên Thiếu tá Bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi đưa Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tàu rời đảo Hoàng Sa ra biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hòa. Tôi lấy ống nhòm nhìn lên các đảo chung quanh để ngắm nhìn phong cảnh và tiêu khiển thì giờ. Khi nhìn lên đảo Quang Hòa thì thấy có một dãy nhà sườn gỗ còn đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Tôi thấy lạ, liền gọi máy về Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải (BTL/HQ/VIZH) hỏi thì nơi đây hỏi lại tôi là có biết người nào trên đó không? Tôi trả lời chỉ thấy bốn, năm người di chuyển tới lui nơi dãy nhà đang xây cất chứ không biết là ai. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng có nhà xây cất thì chắc là người ngoại quốc mà không ai khác hơn là Trung Cộng, vì cách đảo Quang Hòa chừng 20 hải lý về phía đông bắc có căn cứ của Trung Cộng, cũng nằm trong quần đảo Hoàng Sa.

HQ-16 vẫn thả trôi tàu để chờ Thiếu tá Bộ binh và chờ lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải.

Trưa ngày 16 tháng 1 năm 1974 một chiến hạm Trung Cộng xuất hiện trong vùng.

Tối ngày 17 tháng 1 năm 1974 Bộ Tư Lệnh Hải Quân gởi ra một toán người nhái do HQ-4 chở ra. Toán người nhái này rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ-16.

Sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974 HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực Hoàng Sa. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc ở trên HQ-5 là người chỉ huy cuộc chiến. HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (khoá 11) chỉ huy. HQ-16 do tôi, Trung tá Lê văn Thự (khoá 10) chỉ huy.HQ-4 do Trung tá Vũ Hữu San (khoá 11) chỉ huy. HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà (khoá 12) chỉ huy.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974 Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho tôi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, sau đó cho toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc. Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, tôi vận chuyển HQ-16 bên trong lòng chảo để đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán người nhái lên đảo thì một tàu Trung Cộng xuất hiện, cản trước mũi, không cho tàu tôi tiến gần đến đảo (xin xem hình 1).

Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tàu. Nhưng cả hai tàu cũng cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung Cộng và làm rách bè nổi của tàu Trung Cộng. Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu Trung Cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung Cộng nhỏ hơn tàu tôi nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn.

Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc những gì xảy ra. Sau đó tôi lái tàu ra khỏi lòng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo Quang Hòa vào chiều ngày 18 tháng 1 năm 1974. HQ-16 chỉ ở cách xa bờ một, hai hải lý rồi người nhái thả xuồng cao su có trang bị máy mà chạy vào bờ chứ HQ-16 không thể vào sát bờ được vì đá ngầm và san hô.

Toán người nhái rời tàu chừng non một tiếng thì gọi máy báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Tôi hỏi người liên lạc máy là có thấy người ở trên bờ không và các anh đã lên được bờ chưa? Họ trả lời là đang lội nước ngang ống chân, còn vài chục thước nữa mới tới bờ. Họ cũng cho biết là không thấy người trên bờ.

Vài phút sau thì nghe báo cáo là một Thiếu úy người nhái bị bắn chết. Họ xin rút lui vì không thể vào bờ an toàn được. Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc và xin cho người nhái rút lui. Toán người nhái đã trở về lại HQ-16.

Chiều ngày 18 tháng 1 năm 1974, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hòa. Sau khi đại tá Ngạc ra lệnh này xong, thì từ đó về sau tôi không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ Đại tá Ngạc nữa.

Đến tối ngày 18 tháng 1 năm 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi Đại tá Ngạc, HQ-4 hay bộ tư lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý. Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đã vào trót lọt được vì có thể tàu Trung Cộng theo dõi và liên lạc chỉ điểm cho người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ. Ngoài ra thức ăn, nước uống không có, làm sao toán người nhái có thể hoạt động lâu hơn một ngày được, và ít nhất cũng phải có một tiểu đội hay trung đội Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ gần bờ yểm trợ cho toán người nhái khi họ rút lui nếu bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn.

Vì thế, muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung Cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo sau.

Lúc này phía Trung Cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đã có trước. Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ý định của tôi: Đêm nay HQ-16 và HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra ngoài) để tàu Trung Cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng 1 năm 1974) sẽ tiến vào lòng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa, HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Hòa (xin xem hình 2).

Tôi cũng nói với Thiếu tá Thà là anh cũng như tôi, phải cố gắng hết sức mình. Nếu một trong hai đứa mà loạng quạng, chỉ còn lại một, thì bọn chúng (ba chiếc tàu Trung Cộng) xúm lại, mình không thể nào chống nổi.Đêm hôm đó (18 tháng 1 năm 1974) khoảng nửa đêm, tôi tập họp thủy thủ đoàn HQ-16 để thông báo ngày mai sẽ tiến vào đánh tàu Trung Cộng.

Tôi cũng nói với thủy thủ đoàn là tất cả mọi người phải can đảm, cố gắng hết sức mình, ai làm phần việc của mình cũng phải nhanh nhẹn, chính xác mới mong thắng và còn sống. Nhất là các ổ súng và toán phòng tai phải lo chuẩn bị trước, xem xét lại súng ống, đạn nước phải đem từ hầm đạn lên để sẵn ở các ụ súng, ống nước cứu hoả phải trải sẵn ra. Máy bơm nước phải sẵn sàng.

Sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974 HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự định.Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là nếu chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền. Khi HQ-16 và HQ-10 qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung Cộng. Mục đính của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái. Nếu hướng mũi tàu về phía tàu Trung Cộng thì chỉ sử dụng được hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng vì tôi đánh phủ đầu tàu Trung Cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung Cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung Cộng có, ngoài ra còn có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung Cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung Cộng.

Khi đang tiến vào lòng chảo, tôi đã mừng thầm khi thấy ba tàu Trung Cộng đều ở trong lòng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác xạ. Nếu chúng ở rải rác, chiếc trong chiếc ngoài lòng chảo thì tôi cũng chưa biết tính sao vì tàu Trung Cộng tuy nhỏ nhưng linh động hơn, nếu chúng ra ngoài biển thì khó bắn trúng hơn vì nó nhỏ và chạy nhanh, còn tàu tôi lại là mục tiêu tốt cho tàu Trung Cộng vì to con nên nặng nề, chậm chạp nên dễ lãnh đạn hơn.

Nhưng nay thì cả ba tàu địch bị vây trong vòng chảo vì hai cái “pass” đã bị HQ-16 và HQ-10 chặn rồi.Khi đã ở đúng vị trí và vị thế dự định (xin xem hình 2), HQ-16 cách HQ-10 chừng một hải lý, hai tàu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung Cộng từ 3 đến 4 hải lý, tôi ra lênh lần chót: các ổ súng phải luôn luôn theo dõi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi thì bắn mục tiêu đó. Sau khi hỏi tất cả các ổ súng đã sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa.HQ-16 và HQ-10 đứng yên một chỗ còn ba tàu Trung Cộng di chuyển loanh quanh sát vòng cung lòng chảo gần đảo Duy Mộng và bắn trả chúng tôi.

Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung Cộng vì khai hỏa trước và sử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung Cộng bị tấn công bất ngờ vì ngày hôm trước, tàu tôi bị họ chặn, tôi bỏ đi mà không có gì xảy ra nên họ không ngờ rằng tôi sẽ tấn công họ. Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung Cộng hề hấn gì, tôi bắt đầu sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn. Tôi nghĩ chắc là đạn thời chỉnh tức là đạn tự động nổ mà không cần chạm mục tiêu.

Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung Cộng bốc khói, một tàu khác có thể bị trúng đạn làm hư hệ thống tai lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái. Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.

Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu.Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa tìm cách bít lỗ thủng. Chừng vài phút sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt không có chỗ cho nhân viên cứu hỏa xử dụng đà chống để chặn tấm bố và tấm gỗ bít lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Tôi ra lệnh nếu không bít được lỗ thủng thì đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước chảy ra khỏi hầm máy. (Tôi nhớ hầm máy hữu trúng đạn mà trong bài viết của ông Dân thì lại viết là hầm máy tả !). Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền tin bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, tôi vận chuyển tàu quay trở ra theo cái “pass” đẻ rời lòng chảo.

Tàu mỗi lúc một nghiêng thêm (trên 10°) và chỉ còn một máy nên vận chuyển rất khó khăn. Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy vì tàu sắp chìm. Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật, nên tôi ra lệnh: toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát vì sợ họ không còn thì giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở. Trong khi tôi đang lái thì Đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ huy, nói với tôi: “Vì sao hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát? Tôi đang ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không biết sẽ lật chìm lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.Lúc này tàu nghiêng đã đến độ bão hòa (không nghiêng thêm nữa) vì nước đã vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến.

Lúc này ở đài chỉ huy có Trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói với Trung úy Ất: “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”. Trung úy Ất nói với tôi: “Xin Hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung Cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung Cộng thì kể như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở. Xin Hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”. Bây giờ viết lại câu nói này của Trung úy Ất tôi vẫn còn xúc động đến chảy nước mắt. Nghe Trung úy Ất nói, tôi suy nghĩ thêm: Nếu tôi cứ ủi vào đảo khí tượng thì cũng không thể nào ủi sát vào bờ được vì gần bờ đá ngầm rất nhiều. Nếu ủi, tàu sẽ mắc cạn, lườn tàu sẽ bị đá ngầm rạch nát, nước sẽ vào thêm, tàu sẽ hoàn toàn tê liệt mà thủy thủ đoàn cũng không thể nào lên đảo được.

Do đó tôi tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass” đồng thời ra lệnh nhân viên hướng súng về đằng sau và về phía quần đảo Hoàng Sa canh chừng tàu Trung Cộng truy kích theo.

Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung uý Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng bè vì không muốn Trung Cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn.

Ra khỏi “pass” tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 19 tháng 1 năm 1974. Tàu chỉ còn một máy và nghiêng nên chạy chậm. Khi trời bắt đầu tối, tàu cách Hoàng Sa chừng 15 hải lý. Lúc này tôi mới thở ra nhẹ nhõm vì chắc tàu Trung Cộng cũng bị thương tích cả người lẫn tàu nên không truy kích tàu tôi. Bây giờ mối lo khác lại đến với tôi là tàu có thể lật chìm bất cứ lúc nào nếu có sóng chếch xuôi rất dễ làm tàu lật. Tôi cho nhân viên chuẩn bị các bè nổi, xem xét lại cách xử dụng để khi hữu sự thì làm cho nhanh chứ khi tàu lật thì không có thì giờ mà mò mẫm.Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến báo cáo tình trạng chiến hạm về Bộ Tư lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, nhưng không thấy HQ-4 và HQ-5 lên tiếng.

Một tin làm bàng hoàng mọi người trên chiến hạm là Trung sĩ Điện khí Xuân trút hơi thở cuối cùng vì vết thương quá nặng mà không được săn sóc đúng mức. Đại úy Hiệp mang họa đồ chiến hạm các khoang hầm trên tàu lên đài chỉ huy cho tôi biết đã làm cân bằng tàu bằng cách bơm nước và dầu từ hầm này sang hầm khác và dồn về phía tả hạm, nhưng tàu cũng không bớt nghiêng bao nhiêu. Đại úy Hiệp nói: “Bây giờ chỉ còn cách bơm xả nước ngọt và dầu ra biển may ra mới làm tàu bớt nghiêng”. Xả nước ngọt và dầu ra biển thì tôi rất ngại mà cũng không chắc là khi xả xong tình trạng có khá hơn không hay lại tệ hơn vì phải biết trọng tâm con tàu trước và sau khi xả nằm ở đâu rồi mới dám làm. Học môn lý thuyết thuyền bè trong trường Hải Quân nhưng ra trường lâu ngày và gặp lúc hữu sự, lại không còn nhớ cách tính trọng tâm con tàu nên tôi không dám bảo Đại úy Hiệp làm và giữ nguyên tình trạng như vậy mà chạy về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển rất êm nên không có gì xảy ra.Sáng 20 tháng 1 năm 1974, khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng nhưng tôi không vận chuyển cặp cầu được.

Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải phải xin tàu dòng từ Ty Thương Cảng Đà Nẵng, kẹp ngang hông HQ-16 mà cặp cầu quân cảng Đà Nẵng. Cặp cầu xong, Thủy xưởng Đà Nẵng sang bơm dầu, nước ngọt ra, làm nhẹ tàu cho tàu nổi lên rồi tìm cách bít tạm lỗ thủng dưới nước (do người nhái lặn xuống nước mà bít, tôi nhớ như vậy không biết có đúng không?). Sau đó bơm nước ngập hầm máy ra và hàn lại lỗ thủng ở hầm máy.

Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải xin toán tháo gỡ đạn dược từ Quân đoàn I sang để tháo gỡ viên đạn còn nằm lại trên tàu. Viên đạn được bắn vòng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống nước mà bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước. Viên đạn vẫn còn tốc độ di chuyển, xướt qua một góc máy điện, xuyên đứt tay Trung sĩ điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó. May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.

Sau khi sửa chữa xong, sơn phết lại, làm sạch sẽ, chiến hạm HQ-16 được lệnh về Sài Gòn làm lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa. Phần thượng tầng kiến trúc của chiến hạm bị lỗ chỗ các lỗ thủng do đạn 40 ly và 20 ly bắn vào vẫn để y nguyên, mục đích cho dân chúng Sài Gòn ai tò mò muốn xem chiến hạm dự trận Hoàng Sa về ra sao, khi lên tàu xem sẽ thấy dấu tích còn để lại trên tàu. Tàu cặp cầu B ở bến Bạch Đằng.

Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 – 5 nhân viên được Tư Lệnh Hải quân gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài Gòn được lên xem tàu. Và phóng viên BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản lực Trung Cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không? Tôi trả lời là tôi không thấy. Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại tá Trần Văn Triết làm trưởng khối thì phải), phái một Thiếu úy hay Trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với tôi “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ Trung Cộng?” Tôi trả lời vị sĩ quan đó: “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói có thì phải báo trước cho tôi biết”. Tôi nghĩ nguồn tin này do Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân nên Bộ Tư Lệnh Hải Quân muốn tôi trả lời phỏng vấn cho phù hợp với nguồn tin. Cũng như Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân: HQ-10 và HQ-16 mất tích.Lúc HQ-16 về Sài Gòn, tôi nghe nói lại (không biết có đúng không) là khi nhận được tin HQ-16, HQ-10 mất tích, Đại tá Võ Sum, Trưởng khối Truyền tin Hải quân, đã dùng con lắc (một loại dụng cụ cảm ứng) để xem thử HQ-16 còn hay mất. Tôi không nghe nói kết quả của việc dùng con lắc này.

2. II

Sau khi trình bày chi tiết những gì xảy ra trong trận Hoàng Sa, tôi xin nêu lên những nhận xét của tôi về trận chiến này:

1. Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều sử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại không xung trận.

Lúc trước sở phòng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đã thu hồi lại loại tàu này khi họ rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xảy ra.

2. Không có kế hoạch hành quân. Kể từ khi có mặt ở Hoàng Sa, tôi chỉ có biết một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc qua máy âm thoại, chỉ định tôi chỉ huy HQ-10 và có nhiệm vụ phải đổ bộ toán người nhái, mà trong bài viết của ông, ông gọi là Biệt Đội Hải Kích, lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra tôi không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ.

Gần đây đọc bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc, tôi mới biết là ông chia bốn chiến hạm thành hai phân đoàn:· Phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5 (Đại tá Ngạc ở trên HQ-5), do Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy là nổ lực chính.· Phân đoàn II gồm HQ-10 và HQ-16 do Hạm trưởng HQ-16 chỉ huy là nổ lực phụ.Nội việc chỉ định Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy Phân đoàn I là sai nguyên tắc chỉ huy, vì Đại tá Ngạc ở trên HQ-5, như vậy thì Hạm trưởng HQ-4 (Trung tá Vũ Hữu San) chỉ huy luôn cả Đại tá Ngạc sao? Đại tá Ngạc là người chỉ huy trận chiến thì phải kiêm luôn chỉ huy Phân đoàn I mới đúng.

Suốt trận chiến, HQ-4 và HQ-5 làm gì tôi không được biết. Và cho đến lúc rời Hoàng Sa về Đà Nẵng, tôi chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.Sau trận chiến, tôi thấy phải đổi lại Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) là nỗ lực phụ. Phân đoàn II (gồm HQ-10 và HQ-16) mới đúng vì Phân đoàn II trực chiến với tàu Trung Cộng trong lòng chảo, trong khi Phân đoàn I chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và vì quá lo sợ Trung Cộng nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Ngạc mới ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5-7 phát trước khi rút lui. Tôi không trách HQ-4 và HQ-5 vì họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc. Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung Cộng phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế.

3. Muốn thanh toán quân Trung Cộng trên đảo (tôi nghĩ không nhiều, chừng một tiểu đội) mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà thành công. Phải có 1, 2 tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến tăng cường yểm trợ mới được. Cần thêm xuồng cao su để đổ bộ quân, tiếp tế lương thực, nước uống và vật dụng.

4. Ra lệnh đưa quân lên giữ đảo mà không cung cấp lương thực, nước uống đầy đủ. Thủy thủ đoàn không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, chỉ có súng cá nhân và một ít đạn bắn chừng nửa tiếng là hết, làm sao giữ được đảo. Nếu chiến hạm bận tác chiến hay bị thiệt hại thì số quân nhân đưa lên đảo phải bị bỏ rơi như trường hợp HQ-16. Đúng là lệnh lạc kiểu mang con bỏ chợ. Phải có kế hoạch đưa Bộ binh hay Thủy Quân Lục Chiến giữ đảo và phải có kế hoạch tiếp tế.

5. Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.

6. Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung Cộng tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-10 và HQ-16 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung Cộng phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn thời chỉnh của Trung Cộng hay của HQ-4, HQ-5 ?

7. Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm Đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bày những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết quả tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn.–­—Bài viết của tôi đến đây xem như đã trình bày xong trận chiến Hoàng Sa, nhưng cũng xin nối tiếp thêm bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử” của Đại tá Hà Văn Ngạc.Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Tôi chỉ nêu lên một số chi tiết mà tôi thấy vô lý hoặc có liên hệ đến tôi mà sai sự thật.Ông viết: “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung Cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hỏa tiễn loại hải – hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi! Sau đó cũng chẳng thấy ông nói đến chiến hạm Trung Cộng này làm gì. Ngoài ra ông còn lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đỉnh Trung Cộng. Vì quá lo sợ nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa. Ông Ngạc viết: “Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng 1, 1974 thì hai chiến hạm Phân đoàn I về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đã về bến trước đó ít lâu …”. Sự thực, sáng ngày 20 tháng 11 năm 1974, HQ-16 về đến quân cảng Đà Nẵng và sau đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Chỉ một mình tôi lên trình diện Tư Lệnh Phó Hải Quân trong phòng hội của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải để trả lời những câu hỏi liên quan đến tổn thất giữa địch và ta trong trận chiến. Ông Ngạc viết: “Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên căn cứ thì chỉ có ba vị Đô đốc cùng Hải Quân Đại tá Nguyễn Viết Tân, chỉ huy trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải lên Tuần dương hạm HQ-5 và vào phòng Hạm trưởng để dự cuộc thuyết trình về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng (HQ-5, HQ-16 và HQ-4 – ghi chú của người viết) đều có mặt để trình bày chi tiết về chiến hạm của mình .v.v…”. Tôi (Hạm trưởng HQ-16) đâu có mặt trên HQ-5 như Đại tá Ngạc viết.

Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa.Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5. Trong bài viết “Biển Đông dậy sóng” của ông Trần Bình Nam, có câu: “Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên đã dè dặt đôi lời trước khi viết rằng, … vân vân …”. Cái gì sau lưng đó, nay được ông Trần Bình Nam nói ra: Đó là chuyến công du Trung Quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger mà nội dung ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” và được ông Trần Bình Nam trích ra trong bài viết của ông ta. Đại khái là Hoa Kỳ bắt tay với Trung Cộng để chống lại Nga Sô và qua một vài câu dẫn chứng, ông Trần Bình Nam kết luận có lẽ có sự thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung Quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.Ông Trần Bình Nam viết: “Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung Quốc lén lút đổ bộ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels và vân vân …” Phần tiếp theo của đoạn này chỉ dựa vào những chi tiết sai sự thật trong bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc. Như trước ngày trận chiến xảy ra, quân Trung Cộng đã chịu rời đảo mà họ đã chiếm khi có quân từ các chiến hạm Việt Nam đổ bộ chiếm lại đảo (Trung Cộng chỉ chiếm một đảo duy nhất là đảo Quang Hòa. Còn quân từ các chiến hạm chỉ đổ bộ lên các đảo không có quân Trung Cộng như đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa nhưng bị bắn nên phải rút ra – lời người viết).

Những điều ông Trần Bình Nam viết chỉ là những phỏng đoán, chẳng có gì chứng tỏ được Hoa Kỳ ngầm thỏa thuận cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Ngược lại, theo nhận xét của tôi, khi dự trận chiến Hoàng Sa, tôi thấy Trung Cộng rất dè dặt trong việc xâm chiếm Hoàng Sa. Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn có ba chiến hạm không thuộc loại tối tân, có thể vì họ ngần ngại có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Họ không đưa ra một lực lượng hùng hậu để đánh chiếm Hoàng Sa vì họ sợ nếu Hoa Kỳ phản ứng thì sẽ thành lớn chuyện khó xử. Ngoài ra họ còn sợ dư luận thế giới nữa.Ông Trần Bình Nam nói, nhờ Hoa Kỳ can thiệp nên Trung Cộng đã nhanh chóng trao trả (qua ngả Hồng Kông) số quân nhân và dân chính trên đảo Hoàng Sa cùng một số ít thủy thủ đoàn của HQ-10 còn sống sót. Tôi không chắc có phải do Hoa Kỳ can thiệp không. Theo tôi, Trung Cộng đã chiếm được đảo Hoàng Sa rồi thì sá gì mấy chục mạng người mà không trao trả. Giữ để làm gì? Không cần Hoa Kỳ can thiệp họ cũng tự động dàn xếp để trao trả, vừa được tiếng nhân đạo vừa xoa dịu sự công phẫn của dân chúng Miền Nam Việt Nam và có thể của cả dư luận thế giới nữa.Có sự bắt tay giữa Hao Kỳ và Trung Cộng để hai bên rảnh tay chống lại Nga Sô nhưng không chắc có sự thỏa thuận của Hoa Kỳ để Trung Cộng chiếm Hoàng Sa. Có thể một trong những lý do Trung Cộng chiếm Hoàng Sa là để thăm dò mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng sau khi đã ngầm bắt tay nhau. Trung Cộng chỉ cần đưa tới Hoàng Sa ba chiếm hạm để thăm dò vừa Hoa Kỳ vừa Việt Nam Cộng Hòa.Nếu Việt Nam Cộng Hòa sợ oai hùm của anh khổng lồ mà tháo lui thì họ không còn gì mong đợi hơn nữa. Còn nếu Việt Nam Cộng Hòa tận lực bảo vệ về đánh thắng họ thì họ sẽ chờ lúc khác, chắc cũng không lâu, nếu Hoa Kỳ không tỏ thái độ trong lần này. Còn giả sử nếu có sự thỏa thuận của Hoa Kỳ để Trung Cộng chiếm Hoàng Sa đi nữa thì dân nước Việt chúng ta có đánh hay không?Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố: “phải đánh”. Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai …

Lê Văn Thự
March 20042004-04-28 11:57:30
http://www.vantuyen.net/index.php/.%5Cindex.php?view=story&subjectid=11307&chapter=2


Hạm Trưởng HQ-16 Trả Lời Dứt Điểm Các Lời Chỉ Trích

Calitoday, 1/6/04

Lê Văn Thự

Kính qúi độc giả,

Sau khi bài viết “Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa” của tôi được đưa lên website Calitoday, nhiều độc giả góp ý trên mạng này, trong đó đồng ý cũng có mà chỉ trích cũng có. Tôi nghĩ đó là chuyện thường tình, nhưng tôi cũng xin phép được trả lời một vài độc giả đã buộc tội tôi, trong số này có cựu Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn là người trong cuộc – ông Toàn có mặt trên HQ5 là chiến hạm đã dự trận Hoàng Sa – và ông Hoàng văn Tâm mà tôi chắc cũng là một cựu HQ tuy ông không nói ra.


Những ý kiến của hai ông này nếu tôi không trả lời thì có thể gây ảnh hưởng sai lạc hay tạo nghi vấn nơi độc giả khi đọc bài viết cuả tôi. Trước khi trả lời thẳng vào những điểm ông Toàn và ông Tâm chỉ trích tôi, tôi xin nói rộng ra một chút về những gì liên quan đến trận chiến Hoàng Sa để quí độc giả hiểu rõ vấn đề hơn. 1. Trận hải chiến Hoàng Sa xảy ra cách đây 30 năm ở giữa biển khơi nên không ai có thể biết để kiểm chứng những gì tôi hay các người khác có dự trận hải chiến Hoàng Sa viết ra, ngoại trừ những người trong cuộc. Nhưng những người trong cuộc một số hoặc vì không đủ điều kiện hoặc vì ngại ngùng không muốn lên tiếng để nói lên sự thật, một số khác thì vì lý do này hay lý do khác lại muốn che dấu sự thật bằng cách nói khác đi, do đó nếu độc giả chỉ đọc một vài ý kiến nêu lên trong mục góp ý của mạng này thì khó mà biết đâu là sự thật.

Muốn biết rõ về trận hải chiến Hoàng Sa phải tìm đọc tất cả các bài viết liên hệ rồi phân tích, so sánh mới may ra thấy được đâu là sự thật. Chưa kể là phải sưu tầm thêm tài liệu của Bộ Tư Lệnh Hải Quân VN Cộng Hòa (BTL/HQ/VNCH) cũng như từ phía Trung Cộng có liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa. Công việc này đòi hỏi chuyên môn và chỉ dành cho những nhà nghiên cứu.

Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 tôi nghĩ là một thất bại trước mắt mọi người trong nước lúc đó (trong cũng như ngoài Hải Quân) vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa, chứ không phải là một chiến thắng như một số người trong Hải Quân đang huênh hoan lúc này ở hải ngoại. Dân chúng Miền Nam thì rộng lượng chấp nhận thất bại vì cho rằng VN Cộng Hòa qúa yếu so vơí Trung Quốc nên dư luận qua báo chí thời đó không hề chỉ trích hay lên án Hải Quân VN đã để mất Hoàng Sa, còn trong nội bộ Hải Quân tôi đoán đa số cảm thấy không có gì để hãnh diện, không thỏa mãn và nghi ngờ tinh thần chiến đấu của các cấp chỉ huy trong trận chiến Hoàng Sa mặc dầu họ không biết sự thật như thế nào.

2. Tôi xin trích đoạn từ bài viết “Tường Thuật Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của Đại Tá Hà văn Ngạc (page 21 of 33) để quí độc giả thấy phản ứng của vị Tư Lệnh Hải Quân VNCH đối với cấp chỉ huy trận chiến Hoàng Sa.

Đại Tá Ngạc viết: “Vào khoảng 01:00 giờ trưa (ngày 19/1/74), hai chiến hạm HQ4 và HQ5 đã cách Hoàng Sa chừng 10 hải lý, trời nắng và quang đãng. Tư Lệnh HQ đích thân ra lệnh cho cả hai chiến hạm trở lại Hoàng Sa và đánh chìm nếu cần, tôi nhận được giọng nói của Đô Đốc. Lệnh được thi hành nghiêm chỉnh ngay tức khắc. Sau khi liên lạc vô tuyến siêu tần số được điều hòa trở lại thì mọi báo cáo chi tiết về tổn thất và tình trạng lúc bấy giờ của hai chiến hạm được chuyển đầy đủ. Trên Tuần Dương Hạm HQ5 tôi cũng được thông báo về Tuần Dương Hạm HQ16 được Tuần Dương Hạm HQ6 tới hộ tống về Căn Cứ Hải Quân Đà Nẳng.

Đến khoảng 2:30 chiều , khi cả hai chiến hạm đang trở về Hoàng Sa, quá ngang Hòn Tri Tôn, nghĩa là cách đảo Hoàng Sa chừng 1 giờ rưỡi hải hành nữa (tức là cách Hoàng Sa chừng 22 hải lý nếu chạy với vận tốc 15 hải lý/giờ: ghi chú của người viết) thì hai chiến hạm được phản lệnh trở về Đà Nẳng.”

Tại sao Tư Lệnh Hải Quân(TLHQ) đích thân ra lệnh cho cả hai chiến hạm HQ4 và HQ5 quay trở lại Hoàng Sa?

Tôi đoán là TLHQ sau khi nghe Đại Tá Ngạc báo cáo có phản lực cơ và chiến hạm trang bị hỏa tiễn của Trung Cộng xuất hiện để có lý do rút lui, đã không tin những gì Đại Tá Ngạc báo cáo nên mơí bắt Đại Tá Ngạc quay trở lại Hoàng Sa.

Nhưng tại sao một giờ rưỡi sau, TLHQ lại ra phản lệnh cho phép Đại Tá Ngạc và HQ4, HQ5 trở về Đà Nẳng?

Tôi đoán là vì TLHQ cảm thấy bất lực trước một cấp chỉ huy tỏ ra tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ ở giữa biển mà ông không thể nào kiểm soát được. Nếu đã sợ mà rút lui thì khi bắt quay trở lại:

hoặc Đại Tá Ngạc có thể cho HQ4, HQ5 lềnh bềnh giữa biển mà vẫn báo cáo là đang tiến về Hoàng Sa như trích đoạn bài viết của Đại Tá Ngạc ở trên cho thấy lúc 1:00 giờ cách Hoàng Sa 10 hải lý; lúc 2:30 giờ lại cách Hoàng Sa 22 Hải lý. Như vậy là đi thụt lùi chứ đâu có tiến về Hoàng Sa như Đại Tá Ngạc viết? Có thể vị trí thật sự của HQ4, HQ5 ở các thời điểm nêu trong bài viết của Đại Tá Ngạc còn ở xa đảo Hoàng Sa hơn nữa – hoặc Đại Tá Ngạc viện dẫn lý do trở ngại kỹ thuật (như HQ4 hay HQ5 hư máy chánh chẳng hạn) để không thể thi hành lệnh được nữa.

Còn nếu có ra lệnh bắt đánh đến chìm thì Đại Tá Ngạc và HQ4, HQ5 cũng không thể thắng được địch. Không có tinh thần chiến đấu thì làm sao thắng? Do đó theo suy đoán của tôi, TLHQ nghĩ rằng tốt hơn là cho họ trở về để đỡ tổn thất thêm hai chiến hạm mà chẳng mang lại lợi ích gì.

3. Sau trận chiến Hoàng Sa, BTL/HQ/VNCH có báo cáo lên Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VN Cộng Hòa (BTTM/QĐ/VNCH) thì tôi chắc BTL/HQ ở trong cái thế phải che dấu sự thật và phải báo cáo là cả 4 chiến hạm (HQ4, HQ5, HQ10, và HQ16) đã tận lực chiến đấu và chiến hạm nào cũng bị thiệt hại không nhiều thì ít, riêng HQ10 bị chìm. Hải Quân VNCH đã nỗ lực bảo vệ Hoàng Sa nhưng không thể thắng được một địch quân hùng hậu và tối tân hơn.

Còn nếu báo cáo HQ4, HQ5 vô sự thì có êm xuôi không? Sau trận chiến tôi nghe nói BTL/HQ có thành lập ủy Ban Điều Tra trận chiến Hoàng Sa (do HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê điều khiển thì phải) nhưng tôi chưa bao giờ được ai hỏi một câu hỏi nào!

Tôi nghĩ BTL/HQ muốn che dấu sự thật nên khi phóng viên đài BBC phỏng vấn, hỏi tôi có phản lực cơ Trung Cộng xuất hiện trong trận chiến không? Tôi trả lời không có thì ngày hôm sau BTL/HQ phái một sĩ quan xuống HQ16 chỉnh tôi về câu trả lời của tôi.

Tuy BTL/HQ che dấu sự thật nhưng trong nội bộ Hải Quân, BTL/HQ đã đánh giá đúng thành tích chiến đấu của các đơn vị dự trận Hoàng Sa khi chỉ tiếp đón và ban huy chương cho một mình Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ16.

Cũng chính vì sự che dấu này mà mọi chuyện không rõ trắng đen nên bây giờ ra hải ngoại, ai muốn viết sao về trận Hoàng Sa cũng được, kể cả viết sai sự thật, miễn người viết đề cao Hải Quân.

4. Sau khi trình bày những nhận xét của tôi về tình hình bên ngoài và bên trong Hải Quân đối với trận chiến Hoàng Sa vào thời điểm đó; tôi xin trả lời những điểm ông cựu HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn chỉ trích tôi.

Trước hết tôi xin trích đoạn bài viết của Đ/Tá Ngạc (page 10 of 33) nói về nhiệm vụ của Thiếu Tá Toàn như sau:

“…Ngoài ra vị Tư Lệnh HQ Vùng (Vùng I Duyên Hải ) còn tăng phái cho tôi HQ Thiếu Tá Toàn (ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn, Khóa 11 SQHQ/Nha Trang) mà tôi chưa biết khả năng nên trong suốt thời gian tăng phái tôi chỉ trao nhiệm vụ giữ liên lạc với các Bộ Tư Lệnh cho vị sĩ quan nàỵ”

Ông Toàn được tăng phái cho Đ/Tá Ngạc chứ không phục vụ trên HQ5 như ông ta nói. Ông Toàn viết trong mục góp ý của Calitoday.com ngày Apr.20,2004:

“…tôi là một trong các nhân viên trên chiến hạm HQ5 bị thương tích và tôi được biết với các tài liệu còn lưu giữ tại Hoa Kỳ bởi các giới chức Hải Quân VN liên hệ đến cuộc chiến, cho biết HQ4, HQ5 bị đạn từ hơn 30 đến 50 vết đạn lớn, không kể rất nhiều vết đạn nhỏ khác, kết quả này do tài liệu của Hải Quân Công Xưởng VNCH kiểm chứng thiệt hại các chiến hạm sau trận chiến…”

Ông Toàn nói ông bị thương nhưng ông có được chiến thương bội tinh không? Mà bất cứ quân nhân nào dự trận bị thương cũng đương nhiên được cấp. Lúc còn ở trong nước, tôi và có lẽ nhiều HQ khác không nghe nhân viên HQ4, HQ5 bị thương hay chết trong trận Hoàng Sa cũng như HQ4, HQ5 bị trúng đạn như ông nói. Nếu có thì tại sao HQ4, HQ5 không được tiếp đón và ban huy chương mà chỉ một mình HQ16 được thôi?

Ông Toàn cũng biết là sau khi bài viết “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa” của tôi đăng trên Thời Luận trong đó có nói HQ4, HQ5 chẳng bị trầy một vết sơn nào cả thì Hội Đồng Hải Sử (HĐHS) gồm hai vị cựu Đại Tá HQ đã lên tiếng chỉ trích tôi y hệt ông Toàn chỉ trích và còn nói thêm là một trong hai vị Đại Tá có mang theo ra hải ngoại đầy đủ phúc trình của BTL/HQ lên BTTM về trận Hoàng Sa cũng như phúc trình kiểm chứng thiệt hại của Hải Quân Công Xưởng về HQ4, HQ5, nhưng khi một số cựu HQ yêu cầu HĐHS công bố tài liệu để mọi người được biết thì HĐHS vẫn giữ im lặng!

Như vậy sự kiện ông Toàn bị thương, HQ4, HQ5 bị thiệt hại không có gì chứng minh cả.

Nếu ông Toàn có nêu tên vài ba người trên HQ5 đã chứng kiến ông Toàn bị thương thì tôi cũng khó mà kiểm chứng được mấy người đó có thuộc thủy thủ đoàn của HQ5 không? Ngay cả 3 chiến sĩ hy sinh thuộc HQ5 được nói đến trong “Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa” của Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San (trang 248) gồm 1 Thiếu úy và 2 Hạ sĩ quan nhưng cũng không rõ tên họ của họ, trong khi tác giả cuốn sách này chuẩn bị tài liệu để viết từ năm 1990 (trang 16 sách đã dẫn) mà vẫn chưa tìm được danh tánh của 3 người này!

Một chi tiết nữa mà ông Toàn cũng biết là Hạm Trưởng HQ5 – HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh – hiện ở San Jose- CA, được rất nhiều cựu HQ góp ý về “Tuyển Tập Hải Sử” yêu cầu lên tiếng về trận chiến Hoàng Sa, nhưng Trung Tá Quỳnh vẫn giữ im lặng, chỉ cho biết, qua Trung Tá Trần Quang Thiệu bạn cùng khóa, trận Hoàng Sa là một thất bại, không có gì hãnh diện để lên tiếng.

5. Tiếp theo là phần trả lời ông Tuấn Nguyễn.

Ông Tuấn viết: “Viết sự thật là 1 chuyện nên làm. Tuy nhiên nay Đại Tá Ngạc đã ra người thiên cổ thì làm sao mở miệng được. Tại sao không lên tiếng khi Đại Tá Ngạc còn sống???”.

Không phải tôi chờ Đại Tá Ngạc ra người thiên cổ rồi mới viết bài “STVTHCHS”. Tôi không biết Đại Tá Ngạc có viết bài về trận Hoàng Sa. Chỉ khi ông Vũ Hữu San quảng cáo ra mắt sách về trận Hoàng Sa trên báo, tôi mới có ý định viết bài về trận Hoàng Sạ Trong khi nói chuyện với người bạn cùng khóa là HQ Trung Tá Võ Hữu Danh tôi mới được cho biết có bài viết về trận Hoàng Sa của Đại Tá Ngạc và Trung Úy Đào Dân và Trung Tá Danh đã cung cấp các bài viết đó cho tôi.

Tôi chỉ đề cập đến Đại Tá Ngạc khi thấy những điều ông nói liên quan đến HQ16 mà sai sự thật.

Những điều này cũng có liên quan đến HQ4, HQ5 dưới quyền điều động của Đại Tá Ngạc. Nếu ông không còn sống thì Hạm Trưởng HQ4, HQ5 có thể lên tiếng thay cho ông. Cũng như hai vị Đại Tá trong HĐHS cũng đã lên tiếng thay cho Đại Tá Ngạc khi buộc tội tôi “vạch áo cho người xem lưng và nói xấu đồng đội”, để không chịu tu sửa “Tuyển Tập Hải Sử” phần viết về trận chiến Hoàng Sa.

Hai vị này cũng nói là HQ4, HQ5 bị trúng đạn trong trận Hoàng Sa nhưng lại không chịu công bố tài liệu chứng minh!

Tôi chỉ nói sự thật và nói những cái sai của Đ/Tá Ngạc chứ không nói xấu ông ta.

Đại Tá Ngạc không còn sống nhưng có nhiều người lên tiếng thay cho ông trong đó có cả ông Toàn, ông Tâm và ông Tuấn.

6. Sau cùng là phần trả lời ông Hoàng Văn Tâm.

Ông Tâm nói tôi có 3 điểm sai lầm sau đây:

1. “Chính tác giả (Lê văn Thự) tiết lộ không biết gì về hoạt động tác chiến của HQ4, HQ5 vậy mà dám đề tựa bài là: “Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa”… Ngoài ra ông còn cho biết ông mất liên lạc với CHT Hành quân là Đại Tá Ngạc vậy mà ông dám phê bình bài tường thuật trận đánh của Đại Tá Ngạc là hoàn toàn sai”.

Thật sự tôi không hay biết gì về hoạt động của HQ4, HQ5 từ ngày 18/1/74 đến ngày 19/1/74. Trong khi HQ16 di chuyển ra vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa trong 2 ngày đó, tôi không thấy HQ4, HQ5 trong tầm nhìn của tôi.

Trong trận chiến ngày 19/1/74, bài viết của ông Ngạc cũng như của ông San đều nói là HQ4, HQ5 chỉ cách đảo Quang Hòa 4 đến 5 hải lý mà sao tôi không thấy được? Tôi đoán là họ ở cách xa từ 8, 9 hải lý trở lên, và phải quan sát thật kỹ may ra mới thấy được hoặc không thể thấy được vì quá xa.

Tôi nói sự thật những gì xảy ra trong trận chiến và đính chính những điều ông Ngạc viết saị Ông Tâm đọc lại bài viết của tôi sẽ thấy tôi nêu rõ từng điểm một ông Ngạc viết sai.

Tôi không biết hoạt động của HQ4, HQ5 nhưng tôi biết chắc là họ không tham chiến vì họ ở rất xa trận chiến. Đó là sự thật.

2. Ông Tâm viết: “Thú nhận không biết hoạt động của HQ4, HQ5 vậy mà ông viết như đinh đóng cột: “Sự thật HQ4, HQ5 chẳng bị trầy 1 mảnh sơn nào cả. Cả Hải Quân đều biết… Nếu HQ4, HQ5 không bị trầy 1 mảnh sơn nào thì sao lại được Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội?… Trong khi đó HQ4, HQ5 phải ứng chiến với 8 tàu TC còn lại để chúng không thể tập trung tiêu diệt tàu ông. Tình thế như vậy HQ4, HQ5 chắc chắn cũng phải mang đầy thương tích và tàu ông có bị 1 viên đạn lạc thì cũng chuyện thường. Nếu không xui xẻo bị trái đạn này thì tàu ông cũng đâu có trầy 1 mảnh sơn nào ?”

Nếu HQ4, HQ5 mang đầy thương tích kể cả người chết thì chắc chắn HQ4, HQ5 phải được Tuyên Dương Công Trạng. Nhưng sự thật HQ4, HQ5 không có mặt trong lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa mà chỉ có một mình HQ16 được tiếp đón và gắn huy chương. Sự kiện này xảy ra ở bến Bạch Đằng trước sự chứng kiến của bao nhiêu người trong và ngòai HQ và diễn ra ngay trước BTL/HQ, chứ đâu phải xảy ra giữa biển khơi không ai thấy? Ông Tâm có nằm mơ không đây?

Ngoài ông Tâm ra, còn có ông Chu Bá Yến khóa 11 (cấp bậc Thiêú Tá hay Trung Tá HQ tôi không rõ) cũng gửi e-mail trong nội bộ HQ kèm theo 1 tấm hình TLHQ đang gắn huy chương cho một HSQ và nói đó là tấm hình TLHQ đang tuyên dương HQ4.

Cựu HQ Thiếu Tá Phạm Đình San đã trả lời bằng e-mail như sau: “…để tránh sự nghi ngờ là hình đã được ghép bằng kỹ thuật điện toán…, xin anh cho trích 1 đoạn phóng sự của báo Lướt Sóng Đặc Biệt đã nói về buổi lễ cùng danh tánh 1 vài nhân viên của HQ4 được gắn huy chương thì tốt hơn nữa…”.

Tôi xin thêm là tấm hình có thể không ghép nhưng không phải là hình tuyên dương cho trận Hoàng Sa. Sau đó ông Yến trả lời là tấm hình này được “scan” từ trong quyển “Lướt Sóng-Tiếng nói của HQ-Số Đặc Biệt Chiến Thắng Hoàng Sa” mà không viện dẫn thêm được điều gì nữa để chứng minh tấm hình là thật chẳng hạn như trích dẫn bài viết trong tờ Lướt Sóng.

Buổi lễ tiếp đón một mình HQ16 diễn ra trước mắt bá quan mà nay ông Yến, ông Tâm cố nói lấy được là HQ4 được Tuyên Dương Công Trạng thì tôi hết còn ý kiến. Thế cho nên trận chiến Hoàng Sa xảy ra giữa biển khơi khuất mắt mọi người nên những người trong cuộc thiếu tự trọng lại háo danh tha hồ nói theo ý họ bất chấp sự thật.

Đây là một dẫn chứng khác cho thấy người trong cuộc nói sai sự thật (không đánh mà nói có đánh) nhưng lại lòi đuôi ra: trong sách “Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa”(TLHCHS) của Trần Đỗ Cẩm và Vũ Hữu San trang 111 có câu: “Hai đánh một, chẳng chột cũng què” chăng. Chúng ta phục vụ trên HQ4 ngày đó đều biết rằng sau hải chiến, chúng ta vẫn tiếp tục công tác tại vùng Duyên Hải Đà Nẵng không hề hấn gì.” (tức là không bị thiệt hại, không về Sài Gòn dự lễ tiếp đón và tuyên dương: ghi chú của người viết).

Ông Tâm nói HQ4 phải ứng chiến với 8 tàu TC. Xin ông Tâm đọc các phần trích dẫn sau đây trước khi nói. Sách “TLHCHS” của TDC và VHS (trang 67 từ dòng 18) viết:

“Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tàu địch, hai khẩu đại bác 76,2 ly đã chuẩn bị từ lâu, khai hỏa chính xác trúng ngay tàu địch lúc đó nằm trong khoảng cách 1,600 yards. Chỉ trong vòng vài phút đầu tiên, chiếc Kronstadt 271 là soái hạm của hải đội Trung Cộng đã bị bắn cháy không còn khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tàu này sau đó phát nổ và đã bị chìm.”

Trang 68 (sách đã dẫn) từ dòng 5 viết: “Mục tiêu của HQ5 là chiếc Kronstadt mang số 274 mặc dầu chống trả mãnh liệt nhưng bị hư hại nặng vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi vòng chiến …Tuy nhiên bị trúng đạn quá nặng, chiết Kronstadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa để tránh bị chìm.”

Như vậy là 2 chiến hạm Kronstadt bị loại ra khỏi vòng chiến, còn lại 6 chiến hạm Trung Cộng đi đâu mà tôi không thấy trong trận chiến. Nếu có 6 chiến hạm đó thì chúng phải tiếp cứu các chiến hạm Trung Cộng khác bị thiệt hại trong lòng chảo quần đảo Hoàng Sa hay truy kích và đánh chìm HQ16, HQ4, HQ5 để trả thù chứ?

Chưa kể các Phi Tiễn đĩnh loại Komar cuả địch đang trên đường tiếp viện. Loại Komar này chạy rất nhanh và sắp đến đảo Quang Hòa vì trang 68 (sách đã dẫn) viết: “…Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy (không có HQ16 trong các chiến hạm này: ghi chú của người viết) có bốn lượn sóng lớn trắng xóa đang tiến từ hướng Đông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn của địch đang trên đường tiếp viện.”

HQ16 lúc đó như con gà què, lê lết rời Hoàng Sa sau cùng thì phải thấy các chiến hạm Trung Cộng đó chứ, và nếu có chúng thì HQ16 đã bị đánh chìm rồi!

Trong bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa” (TTTHCLSHS) của Đại Tá Ngạc (page 18 of 33) lại viết:

“…Nhưng chẳng may, HQ4 báo cáo bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữạ Việc này đã làm đảo các dự tính của tôi và làm tôi bối rối. Sau vài phút chiến hạm này xin bắn thử và kết qủa vẫn bị trở ngại và cần tiếp tục sửa chữa thêm, nhưng tôi vẫn còn chút hy vọng. Khu trục hạm HQ4 vài phút sau lại xin tác xạ thử lần thứ ba nhưng vẫn không có kết quả…”

Như vậy ông Tâm thấy HQ4 có hạ được chiếc Kronstadt 271 không? Và có ứng chiến được 8 tàu Trung cộng không? Hay Đại Tá Ngạc nói sai? Hay hai ông TDC và VHS nói sai? Hay tất cả các ông đó đều sai?

3. Điểm thứ 3, Ông Tâm viết: “Cuối bài viết, sau những suy luận vớ vẫn, ông gán cho Đại Tá Ngạc và bình luận gia Trần Bình Nam cái quyết định do ông nghĩ ra, để ông đưa ra một hàm ý nhục mạ các cấp chỉ huy HQVNCH trong trận HS.”

Bài viết của tôi có đề cập đến bài “Biển Đông Dậy Sóng”(BDDS) của ông Trần Bình Nam. Tôi rất tiếc là tôi đã không trích đầy đủ để dẫn chứng điều ông Trần Bình Nam nói: là có lẽ có sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Nay tôi không còn giữ bài “BĐDS” nữa nên không trích ở đây được để ông Tâm thấy. Bây giờ tôi trích nguyên văn từ bài “TTTHCLSHS” của Đại Tá Ngạc (page 29 of 33) để ông Tâm thấy:

“…HQ Đại Tá Đỗ Kiểm, tham mưu phó hành quân tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân còn đặc biệt cho tôi hay là có chiến hạm bạn (là Hoa Kỳ:ghi chú của người viết) ở gần, nhưng với sự hiểu biết của tôi, tôi không có một chút tin tưởng gì vào đồng minh này kể từ tháng 2 năm 1972 khi Hoa Kỳ và Trung Cộng đã chấm dứt sự thù nghịch nên Hải Quân họ sẽ không một lý do gì lại tham dự vào việc hỗ trợ Hải Quân VN trong vụ tranh chấp về lãnh thổ. Họa chăng họ có thể cứu vớt những người sống sót nếu các chiến hạm VN lâm nạn. Nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc tìm kiếm những nhân viên từ Hộ Tống hạm HQ10 và các toán đổ bộ lên trấn giử các đảo đã đào thoát để trở về đất liền, chúng ta không nhận thấy một hành động nhân đạo nào từ phiá đồng minh kể cả của phi cơ không tuần…”.

Cũng trang 29 of 33 sách đã dẫn viết:

“…Một suy luận nữa là có thể trận hải chiến là một cuộc điều chỉnh sự nhượng quyền chiếm giữ từ một nhược tiểu đến một cường quốc theo một chiến lược hoàn cầu mà vài cường quốc đã ngầm thỏa thuận trước…”

Đại Tá Ngạc tuy không nói thẳng ra là Trung quốc quá mạnh (với phi tiễn đỉnh, với phản lực cơ, với tiềm thủy đỉnh) và đã có sự nhượng quyền giữa hai cường quốc nên Hải Quân VN Cộng Hoà có đánh cũng không thắng được (nếu không muốn nói là vô ích), nhưng những ý tưỏng này bàng bạc trong bài viết của Đại Tá Ngạc và cũng là lý do biện bạch cho sự rút lui của Đ/Tá Ngạc.

Không biết ông Tâm có thấy không nhưng nếu độc giả đọc bài “TTTHCLSHS” của Đại Tá Ngạc thì chắc sẽ thấy.

Chính vì bị ám ảnh bởi các ý tưởng này nên Đại Tá Ngạc quá lo sợ mà không dám đánh. Nội việc trên đường trở về Đà Nẳng mà còn sợ tiềm thủy đĩnh Trung Cộng phục kích thì còn đâu tinh thần để chiến đấu ?

Chính vì sợ mà Đại Tá Ngạc chỉ để cho HQ16 và HQ10 đánh cho lấy có (theo ý nghĩ của Đại Tá Ngạc) rồi cùng HQ4, HQ5 rút lui.

Phần sau cùng bài viết “STVTHCHS” của tôi chủ ý muốn nói là nếu cấp chỉ huy trận chiến và các đơn vị tham chiến đồng tâm hiệp lực mà đánh thì Hoàng Sa đã không mất lúc đó. Còn chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nơi đảo Hoàng Sa thì tôi không thể biết được.

7. Trong phần đầu của bài “STVTHCHS”, tôi có nói muốn biết rõ trận Hải Chiến Hoàng Sa, những nhà nghiên cứu cần phải truy tầm tài liệu cả về phiá Trung Cộng nữa.

Hai ông TĐC và VHS đã làm công việc đó. Từ trang 102 đếøn trang 115 sách “TLHCHS” của TĐC và VHS nói về các website Trung Cộng mà nội dung đề cập đến HQ4. Các website này viết bằng Hoa ngữ và được trích dịch sang Anh ngữ nhưng khi đọc tôi thấy lủng củng, sai văn phạm và rất khó hiểu. Tôi chỉ đoán chừng thôi.

Tôi chắc các website này nếu có, cũng không nói lên sự thật vì Trung Cộng cách nay 30 năm là một nước độc tài sắt máu và cho đến bây giờ chính quyền Trung Cộng vẫn còn bắt giam những ai khác chính kiến, đòi tự do dân chủ hay chỉ trích chính quyền.

Trận Hải Chiến Hoàng Sa lại liên quan đến Quân Đội nhân dân Trung Quốc tức là thuộc loại bí mật Quốc Phòng thì ai trong nước họ dám lên tiếng đề cao kẻ địch là HQ4 như sách “TLHCHS” đã khoa trương?

Nếu đề cao kẻ địch chẳng được lợi ích gì mà còn mang họa vào thân thì có ai điên khùng để làm việc đó không?

Sự thật đọc mấy đoạn website trích dẫn trong “TLHCHS”, tôi chẳng thấy họ đề cao gì đến HQ4 cả.

Các website Trung Cộng nói về trận chiến Hoàng Sa nếu có, thì chỉ là do sự dàn dựng của chính quyền Trung Cộng mà thôi. Mục đích là để nói với thế giới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ. Họ có dân ở đó, có cả một đội ngư thuyền ở đó và Hải Quân VNCH đã đến khiêu khích, đe dọa ngư dân, ủi và làm hư hại ngư thuyền của họ, cũng như xâm chiếm đảo của họ như một vài website đã trích dẫn trong sách “TLHCHS” của TĐC và VHS nói.

Trong bài “STVTHCHS” và bài trả lời này của tôi, tôi luôn luôn khẳng định HQ4, HQ5 không trực chiến với tàu Trung Cộng, họ chỉ ở bên ngoài “wait and see” rồi rút lui, nhưng tại sao Trung Cộng lại biết HQ4 và nói đến HQ4 trong website ?

Cái đó là vì Trung Cộng có bắt và đem về Trung Quốc một số quân nhân của HQ10 còn sống sót gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ và một Trung úy cùng một số nhân viên thuộc HQ4 đưa lên giữ đảo.

Trung Cộng đã điều tra để lấy tin tức từ nhóm quân nhân này nên mới biết rõ tên và chi tiết của từng chiến hạm VN cũng như cấp chỉ huy VN trong trận chiến.

Trong bốn chiến hạm VN thì Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 là tối tân nhất do đó Trung Cộng mới nói đánh cho HQ4 tơi bời hoa lá thì mới oai hùng, (như website trích trong “TLHCHS” nói) chứ đánh với các chiến hạm tầm thường như HQ16, HQ10 thì đâu có gì oai phong. Trung Cộng đã cường điệu khi nói như vậy và HQ4 cũng dựa vào đó để cường điệu theo, chứ tối tân nhất mà chịu nhận là không đánh đấm gì cả thì coi sao được?

Sau khi trả lời rất chi tiết những góp ý của ba độc giả nêu trên và đề cập đến tính bất khả tín của tài

liệu do BTL/HQ VN Cộng Hòa và Trung Cộng đưa ra nếu có, tôi nghĩ là bài trả lời của tôi đã quá đủ, kể cả cho những thắc mắc chưa được nêu lên.

Tôi xin cám ơn Calitoday đã đăng bài “STVTHCHS” cũng như bài trả lời độc giả này của tôi.

Kính,

Lê Văn Thự
Calitoday, 1/6/04

VNDCCH đã công nhận VNCH!

Gần đây, có sự tranh cãi xung quanh việc VNDCCH (nay là CHXHCN Việt Nam) đã công nhận VNCH hay chưa. Phía chống cộng hải ngoại thì hả hê về phát ngôn của một số giới chức và cựu giới chức Việt Nam về việc thừa nhận quyền quản lý hợp pháp của VNCH với Trường Sa, Hoàng Sa khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và họ suy diễn rằng VNCH là một chính phủ hợp pháp, vì thế, Chiến dịch Mùa Xuân 1975 là “xâm lược” MNVN. Continue reading

Hồ Sơ Tối Mật Của Bộ Quốc Phòng Mỹ Về Cuộc Đàn Áp Phật Giáo Của Ngô Đình Diệm

Trần Văn Xẻn
http://www.sachhiem.net/images/nha.jpg27-May-2018
LỜI GIỚI THIỆU:
Ngô Đình Diệm là ai? Ngô Đình Diệm là tổng thống VNCH từ năm 1954 cho đến 1963, không do dân bầu hay do ý dân, mà do Mỹ dựng lên để thực hiện chính sách của Mỹ ở Việt Nam, và sau biến cố Phật giáo tháng 8/1963, chính phủ Mỹ bắt đầu dự tính lật đổ ông Diệm.
Inline image
Luận về công/tội, theo thiển ý, Ngô Đình Diệm không có công trạng gì với tổ quốc ngoài 2 trọng tội: tội gây ra cuộc chiến 1955 -1975 và tội đàn áp Phật giáo.
Về tội gây ra cuộc chiến VN, Ngô Đình Diệm đã cùng tổng thống Eisenhower của Mỹ bội ước không thi hành hiệp định Geneve qua hành động từ chối tổng tuyển cử, là nguyên nhân đưa đến cuộc chiến cốt nhục tương tàn trong suốt 20 năm. Mời các bạn xem thêm chi tiết trong bài Nguyên Nhân Cuộc Chiến Việt Nam 1955 -1975 trên trang blog xenvantran@wordpress.com, hoặc trên Youtube www.youtube.com/edit?o=U&video_id=u1UYDOwgLq
Inline image
Về tội đàn áp Phật giáo, mời các bạn đọc bài viết bên dưới của Bộ Quốc Phòng Mỹ.
Bài viết này phản ánh một phần tội ác của Ngô Đình Diệm và gia đình, trong đó có vợ chồng Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục và Ngô Đình Cẩn. Chính vì trọng tội này mà chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô bị lật đổ và các anh em Ngô Đình Diệm bị thảm sát. Âu cũng là nhân quả!
 
THE PENTAGON PAPERS: BIẾN ĐỘNG PHẬT GIÁO
Từ Ngày 8-5 Tới 21-8-1963
(có đăng ở Thư Viện Hoa Sen và Sachhiem.net)
Inline image
Giải Mật Ngày 13-6-2011
Hồ Sơ Mật Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về Cuộc Chiến VN
Dịch theo bản văn từ trang nhà của Đại Học Mount Holyoke College:
LỜI NGƯỜI DỊCH:
The Pentagon Papers là tên gọi tắt một hồ sơ tối mật về Cuộc Chiến Việt Nam; theo Wikipedia, hồ sơ này tên chính thức là “United States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of Defense” (Quan Hệ Mỹ-Việt, 1945-1967: Cuộc Nghiên Cứu Thực Hiện Bởi Bộ Quốc Phòng). Hồ sơ này được giải mật và phổ biến công khai năm 2011.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara thành lập Ban Đặc Nhiệm Nghiên Cứu Về Việt Nam ngày 17-6-1967, có nhiệm vụ viết một “tự điển bách khoa về Cuộc Chiến Việt Nam,” mà theo ông là để lưu hồ sơ cho các sử gia và để ngăn cản các sai lầm chính sách trong các chính phủ Hoa Kỳ tương lai.
Hồ sơ này thực hiện bởi 36 nhà phân tích – phân nửa là các sĩ quan đương nhiệm lúc đó, phần còn lại là các học giả và các viên chức dân sự liên bang – phần lớn dựa vào các hồ sơ có sẵn trong Bộ Quốc Phòng. Hồ sơ gồm 3,000 trang phân tích lịch sử, và 4,000 trang tài liệu gốc của chính phủ, soạn thành 47 tập, và xếp loại “Top Secret – Sensitive” (“Tối Mật – Nhạy Cảm.” Chữ “nhạy cảm” chỉ có nghĩa là việc phổ biến hồ sơ sẽ làm chính phủ Mỹ mất mặt.)
Ban Đặc Nhiệm in hồ sơ làm 15 ấn bản duy nhất. Ngày giải mật và phổ biến tới các thư viện Tổng Thống, và tới Trung Tâm Giải Mật Quốc Gia của Văn Khố Liên Bang là ngày 13-6-2011.
Sau đây là bản dịch về tình hình Phật Giáo Việt Nam thời gian từ ngày 8-5-1963 tới ngày 21-8-1963, nằm trong “Chapter 4, ‘The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963’ pp.201-276” thuộc Tập 2.
Một số ghi nhận về hồ sơ này trong bối cảnh từ ngày 8-5-1963 cho tới ngày 21-8-1963:
● Ông Diệm biệt đãi Thiên Chúa Giáo, kỳ thị Phật Giáo;
● Thảm sát ở Huế ngày 8-5-1963 xảy ra tình cờ, bất ngờ;
● Trách nhiệm thảm sát ở Huế là do chính quyền Huế, nhưng ông Diệm đổ tội cho VC;
● Biểu tình ngày 3-6-1963 bị đàn áp bằng hơi cay, Mỹ nghi có hơi độc mustard gas;
● Cuộc vị pháp thiêu thân của HT Thích Quảng Đức gây chấn động toàn cầu;
● Thông Cáo Chung 16-6-1963 không được ông Diệm thực thi, và bị ông Nhu phá;
● Cao điểm sự tráo trở của chính phủ ông Diệm là cuộc tổng bố ráp các chùa toàn quốc ngày 21-8-1963, bắt 1.400 nhà sư trong đó có Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết (Hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam) và Thượng Tọa Thích Tâm Châu (Ủy ban Liên phái Phật Giáo).
Độc giả có thể đọc thêm nguyên bản Anh văn kèm dưới đây. Bản dịch thực hiện bởi Cư Sĩ Nguyên Giác:  
BẢN VIỆT DỊCH:
Sự kiện tại Huế ngày 8 tháng 5-1963 – một sự kiện dẫn tới những gì được gọi là cuộc khủng hoảng Phật giáo và khởi sự cho một chuỗi sự kiện đã tận cùng dẫn tới việc lật đổ chế độ ông Diệm và hạ sát anh em nhà Ngô – đã xảy ra một cách tình cờ và bất ngờ.
Không ai thấy trước rằng sự kiện Huế sẽ khởi lên một vận động đối lập toàn quốc có khả năng gần như tất cả những người dị biệt chính kiến và không Cộng sản tại Nam Việt Nam. Một cách quan trọng hơn, lúc đó chưa ai nhận ra đúng về mức độ bất mãn của dân Việt Nam đối với chính phủ ông Diệm, cũng như về mức độ mục nát chính trị trong chế độ, một chế độ không còn khả năng đối phó với sự bất mãn rộng lớn.
Cội nguồn tôn giáo của sự kiện này có thể dò tới cuộc di cư đông đảo của người tỵ nạn Thiên Chúa Giáo ra khỏi Bắc Việt Nam sau khi Pháp thua trận năm 1954. Khoảng một triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo rời bỏ Miền Bắc và định cư ở Miền Nam. Ông Diệm – một cách hiển nhiên, vì động cơ tôn giáo và nhân đạo, và với ý định tuyển một hậu thuẫn chính trị từ đồng đạo của ông – đã biệt đãi những người tỵ nạn Thiên Chúa Giáo này qua việc cấp đất, cứu trợ và hỗ trợ, cấp giấy phép thương mại và xuất nhập cảng, ưu tiên tuyển làm công chức, và các biệt đãi khác từ chính phủ. Bởi vì ông Diệm có thể dựa vào sự trung thành của họ, họ được điền vào gần như tất cả các chức vụ quân sự và dân sự quan trọng.
Như một định chế, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo hưởng một quy chế pháp lý đặc biệt. Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục là anh và là cố vấn của ông Diệm. Nhưng trước năm 1962, không có kỳ thị minh bạch chống người Phật Tử. Tuy nhiên, tại Nam Việt Nam nơi có từ 3 tới 4 triệu Phật Tử tu học và có 80% dân số là Phật Tử trên danh nghĩa, chính sách của ông Diệm – thiên vị Thiên Chúa Giáo, độc tài toàn trị, và kỳ thị tôn giáo – đã làm ngún cháy sự bất mãn.
Vào tháng 4-1963, chính phủ ra lệnh các quan cấp tỉnh thực hiện một lệnh cấm, nguyên đã có từ lâu nhưng thường bị bỏ lơ, về treo cờ tôn giáo. Lệnh này đưa ra vừa sau những lễ hội được khuyến khích chính thức tại Huế để kỷ niệm 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục được tấn phong Tổng Giám Mục Huế, mà trong dịp đó cờ Vatican treo đầy khắp. Lệnh này cũng đưa ra, như đã xảy ra, vừa trước ngày Phật Đản (ngày 8 tháng 5-1963), một Đại Lễ Phật Giáo.
Huế, cố đô của Việt Nam, lúc đó là trung tâm thực sự duy nhất về học Phật và học bổng về tu học Phật Giáo tại Việt Nam, và đại học nơi đây (Huế) từ lâu là một trung tâm của những bất đồng khuynh tả. Không ngạc nhiên gì, lúc đó, Phật Tử Huế đã treo cờ của họ bất chấp lệnh cấm và, khi chính quyền địa phương ra vẻ như đã nhượng bộ về lệnh cấm treo cờ, Phật Tử biểu lộ cứng rắn hơn để sẽ tổ chức một cuộc tụ họp đông người theo lịch trình trước đó đã định vào ngày 8 tháng 5 để mừng Phật Đản.
Nhìn thấy cuộc tụ họp đông người đó như một thách thức đối với ảnh hưởng của gia đình họ Ngô (Huế cũng là thủ đô lãnh địa chính trị của Ngô Đình Cẩn, em của ông Diệm) và đối với chính quyền địa phương, các viên chức địa phương tìm cách giải tán đám đông. Khi các nỗ lực ban đầu không có kết quả, Phó Tỉnh Trưởng (cũng là giáo dân Thiên Chúa Giáo) ra lệnh cho lính của ông nổ súng. Thế là dẫn tới hỗn loạn, 9 người bị giết, trong đó có vài trẻ em, và 14 người bị thương. Xe bọc sắt được cho là đã cán lên một số nạn nhân. Chính quyền ông Diệm sau đó loan tin rằng một cán bộ Việt Cộng đã ném một quả lựu đạn vào đám đông và rằng các nạn nhân bị giẫm đạp bởi đám đông hỗn loạn. Chính phủ ông Diệm nhất quyết không chịu nhận trách nhiệm, ngay cả khi các quan sát viên độc lập đưa ra các đoạn phim cho thấy quân chính phủ bắn vào đám đông.
Cá tính quan lại của ông Diệm không cho phép ông xử lý cuộc khủng hoảng này với sự linh động và tế nhị cần thiết. Ông Diệm không có thể công khai nhận trách nhiệm về thảm kịch và tìm sự hòa giải với những Phật Tử giận dữ. Ông còn tin rằng sự mất mặt công khai như thế sẽ làm suy yếu thẩm quyền cai trị của ông, hiển nhiên đối với sự kiện rằng không nhà lãnh đạo thời hiện đại nào có thể từ lâu đã bỏ mặc sự bất mãn lớn lao như thế bất kể rằng đạo đức cá nhân riêng ông có thể tốt như thế nào. Do vậy chính phủ bám chặt vào cách giải thích riêng về chuyện đã xảy ra.
Ngày kế tiếp ở Huế, hơn 10,000 người biểu tình để phản đối cuộc thảm sát. Đó là cuộc biểu tình đầu tiên của một chuỗi dài những biểu tình mà Phật Tử dùng để áp lực chế độ ông Diệm trong 4 tháng kế tiếp. Phật Tử đã mau chóng tự tổ chức, và vào ngày 10 tháng 5-1963, bản Tuyên Ngôn của các chức sắc Phật Giáo trình lên chính phủ, yêu cầu được tự do treo cờ của họ, được bình đẳng về pháp lý với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, xin ngưng việc bắt bớ, xin tự do trong việc hành đạo, và xin bồi thường các nạn nhân sự kiện ngày 8 tháng 5-1963 cùng với trừng phạt những kẻ trách nhiệm.
Năm nguyện vọng này chính thức trình lên Tổng Thống Diệm ngày 15 tháng 5 năm 1963, và Phật Tử đã tổ chức buổi họp báo đầu tiên của họ sau buổi trao Tuyên Ngôn đó. Những cuộc tuyệt thực và những buổi họp liên tục cho hết tháng 5, nhưng ông Diệm tiếp tục trì trệ trong việc giải quyết vấn đề và gây bất mãn thêm.
Vào ngày 30-5-1963, khoảng 350 nhà sư Phật Giáo biểu tình trước tòa nhà Quốc Hội ở Sài Gòn, và cuộc tuyệt thực 48 giờ được loan báo. Vào ngày 3-6-1963, một cuộc biểu tình ở Huế bị giải tán bằng hơi cay và nhiều người bị phỏng, dẫn tới các cáo buộc rằng lính ông Diệm đã sử dụng hơi độc mustard gas (LND: mustard gas là chất lỏng gây phỏng da và cơ, có thể chết người, được dung làm vũ khí hóa học từ Thế Chiến I. Vào ngày 4-6, chính phủ loan báo bổ nhiệm một ủy ban liên bộ chỉ huy bởi Phó Tổng Thống Thơ để giải quyết vấn đề tôn giáo, nhưng vào lúc này cử chỉ đó có lẽ đã quá trễ. Phần lớn dân số thành thị đã tham dự những cuộc biểu tình Phật Giáo, nhận ra trong họ sự khởi đầu của đối lập chính trị chân thực đối với ông Diệm. Vào ngày 8-6, bà Nhu làm tệ hại vấn đề thêm khi loan báo rằng Phật Tử đã bị trà trộn bởi Việt Cộng.
Trong suốt những ngày đầu của khủng hoảng, giới truyền thông Mỹ đã theo sát các sự kiện và gây sự chú ý với thế giới. Vào ngày 11-6, truyền thông được nhắn trước để tới một ngã tư một phố chính vào buổi trưa. Trong khi đoán là sẽ có cuộc biểu tình nữa, họ kinh hoàng chứng kiến cuộc tự thiêu đầu tiên thực hiện bởi một nhà sư. Cái chết phựt lửa của Hòa thượng Thích Quảng Đức gây chấn động thế giới và Nam Việt Nam.
Những cuộc thương thuyết trước đó đã diễn ra giữa ủy ban của Phó Tổng Thống Thơ và Phật Tử có từ ngày 5-6-1963, với những chất vấn cay đắng công khai về thiện chí của cả hai bên. Sau cuộc tự thiêu, chính phủ Mỹ tăng cường áp lực lên chính phủ ông Diệm để làm dịu lòng người Phật Tử, và để đưa tình hình chính trị đang suy sụp trở lại trong tầm kiểm soát.
Cuối cùng, vào ngày 16-6-1963, bản Thông Cáo Chung giữa Phật Giáo và chính phủ ông Diệm được phổ biến, liệt kê các đồng thuận thương thuyết, nhưng không quy trách nhiệm đối với sự kiện ngày 8-5-1963 (LND: không quy trách nhiệm cho chính phủ, chỉ hứa điều tra xem cá nhân viên chức nào có lỗi). Tuy nhiên, trận đàn áp biểu tình dữ dội ngày kế tiếp đã làm hỏng mất tinh thần của sự hòa giải. Trong phần của họ, vợ chồng Ngô Đình Nhu tức khắc phá hoại sự hòa giải bằng cách bí mật huy động các lực lượng thanh niên do chính phủ đỡ đầu đấu tố bản Thông Cáo Chung. Vào cuối tháng 6, thấy rõ rằng Thông Cáo Chung không phải là cử chỉ chân thực của sự hòa giải từ phía ông Diệm, nhưng chỉ là một nỗ lực để làm dịu Hoa Kỳ và là một tờ giấy về sự chia rẽ ngày càng lớn trong chính trị nội bộ.
Sự thiếu niềm tin có căn cứ về phía chính phủ trong Thông Cáo Chung Ngày 16-6-1963 đã làm mất uy tín chính sách trung dung để hòa giải mà giới lãnh đạo cao cấp Phật Giáo đã theo đuổi cho tới khi đó. Vào cuối tháng 6, quyền lãnh đạo phong trào Phật Giáo trao sang cho một nhóm vị sư trẻ hơn, quyết liệt hơn, với mục tiêu chính trị vươn xa hơn. Các vị sư này đã vận dụng chính trị khéo léo và thông minh một đợt thủy triều đang dâng cao từ phía dân chúng ủng hộ.
Những cuộc biểu tình và tụ tập đông người có kế hoạch kỹ lưỡng được kèm với cuộc vận động truyền thông từ giới đối lập của chế độ ông Diệm. Hiểu tầm quan trọng của truyền thông báo chí Hoa Kỳ, các vị sư này kết giao với phóng viên Mỹ, thông báo họ về những cuộc biểu tình và tụ tập, và cẩn trọng tính thời điểm hoạt động sao cho được giới truyền thông tường thuật rộng rãi tối đa. Không ngạc nhiên gì, gia đình họ Ngô phản ứng bằng cách đàn áp dữ dội hơn đối với các nhà hoạt động Phật Giáo, và với chỉ trích cay đắng hơn và ngay cả hăm dọa các phóng viên Mỹ.
Đầu tháng 7-1963, ủy ban của Phó Tổng Thống Thơ loan báo rằng một cuộc điều tra sơ khởi về sự kiện ngày 8-5-1963 đã xác định rằng những cái chết là do hành động khủng bố của Việt Cộng. Phẫn nộ, những người Phật Tử lên án kết luận đó và tăng cường các hoạt động phản đối của họ. Vào ngày 19-7-1963, dưới áp lực Hoa Kỳ, ông Diệm đọc bài diễn văn trên đài phát thanh, ngắn chỉ 2 phút đồng hồ, mặt ngoài là bày tỏ hòa giải với Phật Tử, nhưng được viết sẵn và trình bày một cách lạnh lùng như để phá hủy trước bất kỳ ảnh hưởng nào mà các đồng thuận nhỏ nhoi đã loan báo có thể có.
Về phía trong chế độ, ông Nhu và vợ nặng nề chỉ trích ông Diệm đã nhượng bộ áp lực Phật Giáo. Bà Nhu công khai chế giễu cuộc tự thiêu là “nướng thịt,” tố cáo các lãnh đạo Phật Giáo bị trà trộn bởi người Cộng sản, và mô tả các cuộc biểu tình là do Việt Cộng kích động. Cả ông Nhu và vợ ra sức công khai, và riêng tư, làm suy yếu các nỗ lực vốn đã yếu của ông Diệm trong việc tương nhượng với Phật Tử, và có tin đồn khởi sự loan ra trong tháng 7 rằng ông Nhu đang xem xét một cú đảo chánh lật đổ ông anh.
Một Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt đề ngày 10-7-1963 kết luận với tiên đoán rằng nếu chế độ ông Diệm không làm gì để thực hiện bản Thông Cáo Chung16-6-1963 và làm dịu người Phật Tử, nhiều phần là những cuộc biểu tình trong mùa hè sẽ lan rộng với nhiều khả năng sẽ có một nỗ lực đảo chánh từ người không cộng sản (LND: Bản Đánh Giá Tình Báo Quốc Gia Đặc Biệt này đã dịch ở Thư Viện Hoa Sen http://tinyurl.com/TVHS-TBDB).
(Hồ sơ 21) Vào giữa tháng 8-1963, một tuần trước khi ông Nhu tung ra cuộc tổng bố ráp nhắm vào các chùa ở Sài Gòn và nơi khác, Sở Tình Báo Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ CIA đã bắt đầu nhận thấy có bất mãn biểu lộ trong giới công chức và quân nhân:
“Từ khi những mâu thuẫn giữa Phật Tử và chố độ ông Diệm bùng phát ngày 8-5-1963, đã có một loạt các bản phúc trình cho thấy không chỉ sự mưu tính và bày tỏ bất mãn tăng dày đặc giữa những người không Cộng Sản trước giờ vẫn chỉ trích ông Diệm, mà sự bất ổn hiển lộ trở lại và sự căm ghét ngày càng tăng trong giới công chức và quân nhân về cách ông Diệm xử lý về mâu thuẫn này.”
Bản đánh giá này tiếp tục mô tả chi tiết nhiều tin đồn, xuất hiện ít nhất từ cuối tháng 6, về các âm mưu đảo chánh. Nhưng ông Nhu, trong một hành động táo bạo nhằm gây kinh hoảng những người âm mưu đảo chánh, và để làm họ bất ngờ, đã triệu tập các tướng lãnh cao cấp vào ngày 11-7-1963, nặng nề khiển trách họ đã không có hành động nào để đè bẹp sự nổi loạn, và chất vấn sự trung thành của họ đối với chế độ. Hành động của ông Nhu như dường đã tạm thời làm khựng lại tất cả các kế hoạch về một cuộc lật đổ. CIA cũng báo cáo về tin đồn rằng chính ông Nhu đang lên kế hoạch một “cuộc đảo chánh giả” để thu hút ra và rồi đàn áp người Phật Tử.
Trong tháng 8-1963, Phật Tử hoạt động tới mức căng thẳng mới; các vị sư tự thiêuvào ngày 5, ngày 15, và ngày 18. Không khí chính trị căng thẳng tại Sài Gòn vào giữa tháng 8-1963 cho các nhà quan sát Hoa Kỳ thấy rằng cuộc chạm trán đang diễn tiến. Tuy nhiên, khi cuộc chạm trán xảy ra, trong cuộc tổng bố ráp ngày 21-8-1963 nhắm vào các chùa, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ.
NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH:
The Pentagon Papers
Gravel Edition – Volume 2 – Chapter 4, “The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963,” pp. 201-276.
(Boston: Beacon Press, 1971)
Section 1, pp. 201-232
(SNIPPED)
II. THE BUDDHIST CRISIS: MAY 8-AUGUST 21
A. THE CRISIS ERUPTS
The incident in Hue on May 8, 1963, that precipitated what came to be called the Buddhist crisis, and that started the chain of events that ultimately led to the overthrow of the Diem regime and the murder of the Ngo brothers, happened both inadvertently and unexpectedly. No one then foresaw that it would generate a national opposition movement capable of rallying virtually all non-communist dissidence in South Vietnam. More importantly, no one then appreciated the degree of alienation of Vietnam’s people from their government, nor the extent of the political decay within the regime, a regime no longer capable of coping with popular discontent.
The religious origins of the incident are traceable to the massive flight of Catholic refugees from North Vietnam after the French defeat in 1954. An estimated one million Catholics fled the North and resettled in the South. Diem, animated, no doubt, by religious as well as humanitarian sympathy, and with an eye to recruiting political support from his coreligionists, accorded these Catholic refugees preferential treatment in land redistribution, relief and assistance, commercial and export-import licenses, government employment, and other GVN largess. Because Diem could rely on their loyalty, they came to fill almost all important civilian and military positions. As an institution, the Catholic Church enjoyed a special legal status. The Catholic primate, Ngo Dinh Thuc, was Diem’s brother and advisor. But prior to 1962, there had been no outright discrimination against Buddhists. However, among South Vietnam’s 3-4 million practicing Buddhists and the 80% of the population who were nominal Buddhists, the regime’s favoritism, authoritarianism, and discrimination created a smoldering resentment.
In April 1963, the government ordered provincial officials to enforce a longstanding but generally ignored ban on the public display of religious flags. The order came just after the officially encouraged celebrations in Hue commemorating the 25th anniversary of the ordination of Ngo Dinh Thuc, the Archbishop of Hue, during which Papal flags had been prominently flown. The order also came, as it happened, just prior to Buddha’s birthday (May 8)-a major Buddhist festival. Hue, an old provincial capital of Vietnam, was the only real center of Buddhist learning and scholarship in Vietnam and its university had long been a center of left-wing dissidence. Not surprisingly, then, the Buddhists in Hue defiantly flew their flags in spite of the order and, when the local administration appeared to have backed down on the ban, were emboldened to hold a previously scheduled mass meeting on May 8 to commemorate Buddha’s birthday. Seeing the demonstration as a challenge to family prestige (Hue was also the capital of the political fief of another Diem brother, Ngo Dinh Can) and to government authority, local officials tried to disperse the crowds. When preliminary efforts produced no results, the Catholic deputy province chief ordered his troops to fire. In the ensuing melee, nine persons were killed, including some children, and fourteen were injured. Armored vehicles allegedly crushed some of the victims. The Diem government subsequently put out a story that a Viet Cong agent had thrown a grenade into the crowd and that the victims had been crushed in a stampede. It steadfastly refused to admit responsibility even when neutral observers produced films showing government troops firing on the crowd.
Diem’s mandarin character would not permit him to handle this crisis with the kind of flexibility and finesse it required. He was incapable of publicly acknowledging responsibility for the tragedy and seeking to conciliate the angry Buddhists. He was convinced that such a public loss of face would undermine his authority to rule, oblivious to the fact that no modern ruler can long ignore massive popular disaffection whatever his own particular personal virtues may be. So the government clung tenaciously to its version of what had occurred.
The following day in Hue over 10,000 people demonstrated in protest of the killings. It was the first of the long series of protest activities with which the Buddhists were to pressure the regime in the next four months. The Buddhists rapidly organized themselves, and on May 10, a manifesto of the Buddhist clergy was transmitted to the government demanding freedom to fly their flag, legal equality with the Catholic Church, an end of arrests and freedom to practice their beliefs, and indemnification of the victims of the May 8th incident with punishment for its perpetrators. These five demands were officially presented to President Diem on May 15, and the Buddhists held their first press conference after the meeting. Publicized hunger strikes and meetings continued throughout May, but Diem continued to drag his feet on placating the dissenters or settling issues. On May 30, about 350 Buddhist monks demonstrated in front of the National Assembly in Saigon, and a 48-hour hunger strike was announced. On June 3, a demonstration in Hue was broken up with tear gas and several people were burned, prompting charges that the troops had used mustard gas. On June 4, the government announced the appointment of an interministerial committee headed by Vice President Tho to resolve the religious issue, but by this time such gestures were probably too late. Large portions of the urban population had rallied to the Buddhist protest, recognizing in it the beginnings of genuine political opposition to Diem. On June 8, Mme. Nhu exacerbated the problem by announcing that the Buddhists were infiltrated by communists.
Throughout the early days of the crisis, the U.S. press had closely covered the events and brought them to the attention of the world. On June 11, the press was tipped off to be at a downtown intersection at noon. Expecting another protest demonstration, they were horrified to witness the first burning suicide by a Buddhist monk. Thich Quang Duc’s fiery death shocked the world and electrified South Vietnam.
Negotiations had been taking place between Vice President Tho’s committee and the Buddhists since June 5, with considerable acrimonious public questioning of good faith by both sides. After the suicide, the U.S. intensified its already considerable pressure on the government to mollify the Buddhists, and to bring the deteriorating political situation under control. Finally, on June 16, a joint GVN-Buddhist communique was released outlining the elements of a settlement, but affixing no responsibility for the May 8 incident. Violent suppression by the GVN of rioting the next day, however, abrogated the spirit of the agreement. The Nhus, for their part, immediately undertook to sabotage the agreement by secretly calling on the GVN-sponsored youth organizations to denounce it. By late June, it was apparent that the agreement was not meant as a genuine gesture of conciliation by Diem, but was only an effort to appease the U.S. and paper over a steadily widening fissure in internal politics.
The evident lack of faith on the part of the government in the June 16 agreement discredited the conciliatory policy of moderation that the older Buddhist leadership had followed until that time. In late June, leadership of the Buddhist movement passed to a younger, more radical set of monks, with more far-reaching political objectives. They made intelligent and skillful political use of a rising tide of popular support. Carefully planned mass meetings and demonstrations were accompanied with an aggressive press campaign of opposition to the regime. Seizing on the importance of American news media, they cultivated U.S. newsmen, tipped them off to demonstrations and rallies, and carefully timed their activities to get maximum press coverage. Not surprisingly, the Ngo family reacted with ever more severe suppression to the Buddhist activists, and with acrimonious criticism and even threats to the American newsmen.
Early in July, Vice President Tho’s committee announced that a preliminary investigation of the May 8 incident had confirmed that the deaths were the result of an act of Viet Cong terrorism. Outraged, the Buddhists denounced the findings and intensified their protest activities. On July 19, under U.S. pressure, Diem made a brief two-minute radio address, ostensibly an expression of conciliation to the Buddhists, but so written and coldly delivered as to destroy in advance any effect its announced minor concessions might have had.
Within the regime, Nhu and his wife were severely criticizing Diem for caving in under Buddhist pressure. Mme. Nhu publicly ridiculed the Buddhist suicide as a “barbecue,” accused the Buddhist leaders of being infiltrated with communists, and construed the protest movement as Viet Cong inspired. Both Nhu and his wife worked publicly and privately to undermine Diem’s feeble efforts at compromise with the Buddhists, and rumors that Nhu was considering a coup against his brother began to circulate in July.
A U.S. Special National Intelligence Estimate on July 10 concluded with the perceptive prediction that if the Diem regime did nothing to implement the June 16 agreement and to appease the Buddhists, the likelihood of a summer of demonstrations was great, with the strong possibility of a non-communist coup attempt. [Doc. 21] By mid-August a week before Nhu launched general raids on Buddhist pagodas in Saigon and elsewhere, the CIA had begun to note malaise in the bureaucracy and the army:
Since the Buddhist dispute with the Diem government erupted on 8 May, there have been a series of reports indicating not only intensified plotting and grumbling among Diem’s traditional non-Communist critics, but renewed restiveness and growing disaffection in official civilian and military circles over Diem’s handling of the dispute.
This estimate went on to detail numerous rumors of coup plots in existence since at least late June. But Nhu, in a bold move designed to frighten coup plotters, and to throw them off guard, had called in the senior generals on July 11, reprimanded them for not having taken action to squelch revolt, and questioned their loyalty to the regime. Nhu’s move seemed to have temporarily set back all plans for an overthrow. CIA also reported rumors that Nhu himself was planning a “false coup” to draw out and then crush the Buddhists.
In August, Buddhist militancy reached new intensity; monks burned themselves to death on the 5th, 15th, and 18th. The taut political atmosphere in Saigon in mid-August should have suggested to U.S. observers that a showdown was on the way. When the showdown came, however, in the August 21 raids on the pagodas, the U.S. mission was apparently caught almost completely off guard.